Luôn đồng hành với công nghiệp nông thôn

08:31, 08/06/2010

HGĐT - Trong những năm gần đây, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn tỉnh ta ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội thiết thực cho người lao động và khai thác được tiềm năng vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương.


Luôn đi cùng các cơ sở sản xuất trên là Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương Hà Giang (thuộc Sở Công thương), đơn vị có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển công nghiệp nông thôn bằng những công việc cụ thể như hỗ trợ kinh phí, tư vấn, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để thực hiện và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.


Những năm gần đây, đặc biệt là năm 2009, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thươngđã xây dựng kế hoạch duyệt hỗ trợ 13 đề án thuộc các lĩnh vực: Chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng, đào tạo nâng cao và đào tạo mới lao động... Trong 13 đề án, trung tâm đã hỗ trợ 410 triệu đồng kinh phí cho 9 đề án xây dựng mô hình, 135 triệu đồng cho 4 đề án đào tạo lao động. Với sự tự chủ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sự phối hợp chặt chẽ của cán bộ Trung tâm trong việc thực hiện đề án, hầu hết các đơn vị đã triển khai đề án đúng tiến độ, hoạt động đạt hiệu quả, giải quyết công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Trongnăm 2009, Trung tâm đã xây dựng được một số mô hình sản xuất có ý nghĩa kinh tế, xã hội và có tính khả thi cao như mô hình sản xuất, chế biến chè, tăm mành, may tre đan, tấm lợp kim loại và thép định hình, than không mùi... Nhiều ngành nghề truyền thống được hình thành, khôi phục và phát triển như nghề dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn ở Quang Bình, nghề may mặc ở Phó Bảng (Đồng Văn) nghề gốm thủ công mỹ nghệ, thêu ren. Nghề truyền thống được khôi phục, phát triển theo hướng sử dụng lao động nông thôn, tạo các sản phẩm độc đáo hướng tới thị trường xuất khẩu, phù hợp với xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay. Từ đó nhiều lao động tại khu vực nông thôn được thụ hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp qua kết quả của hoạt động khuyến công. Có thể nói, công tác khuyến công đã góp một phần không nhỏ cho công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn tỉnh ta nói riêng trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhờ có chính sách khuyến công đã động viên, khuyến khích kịp thời các cổ chức, cá nhân mạnh dạn chuyển hướng đầu tư tham gia vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là đầu tư vào các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng. Cũng từ chính sách khuyến công, tỉnh ta đã từng bước xóa bỏ vùng trắng công nghiệp tại các xã vùng sâu, xa. Nhiều sản phẩm hàng hóa của các đơn vị sản xuất là kết quả của hoạt động khuyến công được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến như chè Shan tuyết, rượu ngô, rượu thóc thông qua uy tín và chất lượng. Các sản phẩm về thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống đã góp phần thu hút du khách đến với Hà Giang, thúc đẩy ngành văn hóa, du lịch phát triển. Sản phẩm than không mùi của các HTX sản xuất ở các huyện vùng cao đã phần nào hạn chế nạn phá rừng lấy củi làm chất đốt...


Những suy nghĩ của ông Phùng Đức Thành, Chủ nhiệm HTX gốm Thành Phúc (tổ 10, phường Nguyễn Trãi, TXHG) cũng giống như các cơ sở sản xuất khác trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh là qua sự hỗ trợ kinh phí của chương trình khuyến công đã tạo cho cơ sở thêm sức mạnh bằng thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại. Năm 2009, HTX Thành Phúc được hỗ trợ trên 35 triệu đồng đào tạo nghề cho 38 lao động tăng thêm nhân lực, mở rộng sản xuất cũng như tạo công ăn, việc làm cho các lao động nhàn rỗi. Bước sang năm nay, HTX đang tiến hành làm các thủ tục hỗ trợ một phần lò nung ga công nghệ mới với tổng trị giá 380 triệu đồng. Khi được hỗ trợ đầu tư thiết bị này, sản phẩm gốm mỹ nghệ của HTX sẽ có chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.




Bên cạnh chương trình khuyến công địa phương, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương cũng thực hiện tốt công tác khuyến công Quốc gia, chủ động phối hợp với các đơn vị được thụ hưởng tiến hành triển khai thực hiện 7 đề án với tổng kinh phí 366 triệu đồng (từ nguồn khuyến công Quốc gia). Các đề án đều đảm bảo tiến độ, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, giải quyết việc làm cho gần 200 lao động tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm bớt các tệ nạn xã hội do đối tượng chưa có việc làm gây ra.


Trao đổi với ông Vũ Văn Tiến, Giám đốc Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương Hà Giang đượcbiết: Năm 2010, hoạt động khuyến công tiếp tục được củng cố và phát huy các chương trình khuyến công đã có. Nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các chương trình mới một cách sát thực, hiệu quả nhằm khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phù hợp với khả năng phát triển của địa phương và quá trình hội nhập của cả nước. Tiếp tục triển khai kịp thời, đúng tiến độ các đề án đang thực hiện, đồng thời đăng ký bổ sung các đề án có tính khả thi đưa vào kế hoạch hỗ trợ từ nguồn kinh phí Quốc gia. Năm 2010, chương trình khuyến công địa phương tiếp tục tập trung hỗ trợ và khai thác thế mạnh tại địa phương ở một số ngành nghề như: Sản xuất, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, gia công cơ khí; khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống; nhân, cấy nghề mới, từng bước hình thành nghề mới tại địa phương. Dự kiến chương trình khuyến công địa phương năm nay sẽ hỗ trợ trên 20 đề án với tổng nguồn kinh phí là 2,5 tỷ đồng.


Mong rằng, với 17 cán bộ, kỹ sư (trong đó có 14 người có trình độ đại học) của Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương Hà Giang tiếp tục trau dồikiến thức, trình độ chuyên môn để xứng đáng là người đồng hành tin cậy đối với các doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tự tin, vững bước trên con đường phát triển, đặc biệt là công nghiệp nông thôn, từ đó góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ta.

 


An Dương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với quy hoạch vùng kinh tế
HGĐT- Để phát huy lợi thế trong sản xuất nông- lâm nghiệp, huyện Quản Bạ đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với quy hoạch vùng kinh tế, nhằm đưa nông nghiệp của huyện thực sự trở thành hàng hoá, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.
31/05/2010
Tiến hành điều tra thống kê dịch vụ điện thoại, in-tơ-nét và nghe - nhìn
Từ ngày 1-6-2010 sẽ diễn ra cuộc điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, in-tơ-nét và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010. Ðây là cuộc điều tra có quy mô lớn đầu tiên trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Cuộc điều tra sẽ kết thúc vào ngày 30-6 và dự kiến kết quả điều tra sẽ được công bố vào tháng 8-2010. Ðến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho cuộc điều
31/05/2010
Vị Xuyên đẩy mạnh xây dựng các mô hình chăn nuôi hàng hóa
HGĐT- Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện Vị Xuyên về đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong những năm qua bằng nhiều chương trình, dự án, Phòng Nông nghiệp huyện Vị Xuyên đã chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế trọng tâm. Thông qua đó không chỉ giúp các hộ gia đình tự phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, mà còn là điểm sáng cho các hộ gia đình khác đến thăm quan, học
31/05/2010
Vĩ Thượng, hạn hán kéo dài nhưng vụ Đông - xuân vẫn thắng lợi
HGĐT- Bước vào vụ sản xuất Đông - xuân 2009 - 2010, thời tiết diễn biến khá phức tạp và bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, rét và khô hạn kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thời vụ mà còn làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng của xã Vĩ Thượng (Quang Bình).
28/05/2010