English | Tiếng Việt
Thứ 7, 10/05/2025, 12:30

Người Dao đỏ làm giấy bản ở Bắc Quang: Giữ gìn tinh hoa truyền thống

18:52, 17/01/2025

BHG - Nghề làm giấy bản truyền thống gắn bó lâu đời với đời sống của người Dao đỏ thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang. Mặc dù chỉ là nghề phụ, nhưng công việc này đã và đang đem lại lợi nhuận, đồng thời là một nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Năm 2018, kỹ thuật làm giấy bản của người Dao đỏ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Nhờ đặc tính dai và thấm mực, chữ viết trên giấy bản thường rất khó phai, giúp những tri thức của người Dao được lưu truyền qua nhiều thế hệ con cháu. Ngoài ra, người Dao dùng giấy bản trong việc thờ cúng tổ tiên và các dịp lễ, tết, như Lễ cấp sắc, Lễ cầu an, Lễ cầu mùa…
Nhờ đặc tính dai và thấm mực, chữ viết trên giấy bản thường rất khó phai, giúp những tri thức của người Dao được lưu truyền qua nhiều thế hệ con cháu. Ngoài ra, người Dao dùng giấy bản trong việc thờ cúng tổ tiên và các dịp lễ, tết, như Lễ cấp sắc, Lễ cầu an, Lễ cầu mùa…
Người Dao đỏ Thanh Sơn làm giấy bản qua nhiều công đoạn hoàn toàn thủ công, không sử dụng hóa chất. Chất liệu giấy được làm từ măng vầu và dây leo tạo keo liên kết, kết hợp với vôi và nước tự nhiên.
Người Dao đỏ Thanh Sơn làm giấy bản qua nhiều công đoạn hoàn toàn thủ công, không sử dụng hóa chất. Chất liệu giấy được làm từ măng vầu và dây leo tạo keo liên kết, kết hợp với vôi và nước tự nhiên.
Măng vầu được thu hoạch từ cuối tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, ngâm trong nước vôi ít nhất 2 tháng, đem rửa và ngâm tiếp trong nước sạch khoảng 30 ngày để làm mềm.
Măng vầu được thu hoạch từ cuối tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, ngâm trong nước vôi ít nhất 2 tháng, đem rửa và ngâm tiếp trong nước sạch khoảng 30 ngày để làm mềm.
Người dân dùng chân nhồi vò măng vầu cho đến khi thành bột mịn, hòa với nước và trộn với nhựa cây leo để tạo độ kết dính.
Người dân dùng chân nhồi vò măng vầu cho đến khi thành bột mịn, hòa với nước và trộn với nhựa cây leo để tạo độ kết dính.
Trong bể chứa hỗn hợp, bột giấy được tráng khéo léo lên tấm sàng làm bằng tre để khua, lắng vớt, tạo ra những màng bột mỏng. Từng lớp giấy mỏng manh sau khi tráng khéo léo được vớt ra định hình, vuốt xếp phẳng phiu theo từng xấp, ép thủ công để cho kiệt nước.
Trong bể chứa hỗn hợp, bột giấy được tráng khéo léo lên tấm sàng làm bằng tre để khua, lắng vớt, tạo ra những màng bột mỏng. Từng lớp giấy mỏng manh sau khi tráng khéo léo được vớt ra định hình, vuốt xếp phẳng phiu theo từng xấp, ép thủ công để cho kiệt nước.
Những tấm giấy bản màu vàng nhạt, dai, phải trải qua công đoạn phơi nắng trong nhiều ngày.
Những tấm giấy bản màu vàng nhạt, dai, phải trải qua công đoạn phơi nắng trong nhiều ngày.
Mỗi thếp giấy khi đã khô sẽ được khéo léo tách từng tờ, xếp thành bục, trung bình mỗi bục gồm 400 tờ.
Mỗi thếp giấy khi đã khô sẽ được khéo léo tách từng tờ, xếp thành bục, trung bình mỗi bục gồm 400 tờ.
Trong bối cảnh văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang chịu tác động rất mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và lối sống hiện đại, các nghệ nhân vẫn nỗ lực truyền dạy nghề cho thế hệ sau, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của truyền thống. Anh Hoàng Hồng Siểu chia sẻ, nghề làm giấy bản đã theo gia đình anh bao đời nay, từ những ngày bé anh đã được bố mẹ dạy làm giấy bản và mong muốn đến thế hệ sau sẽ tiếp nối.
Trong bối cảnh văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang chịu tác động rất mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và lối sống hiện đại, các nghệ nhân vẫn nỗ lực truyền dạy nghề cho thế hệ sau, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của truyền thống. Anh Hoàng Hồng Siểu chia sẻ, nghề làm giấy bản đã theo gia đình anh bao đời nay, từ những ngày bé anh đã được bố mẹ dạy làm giấy bản và mong muốn đến thế hệ sau sẽ tiếp nối.
Giấy bản của người Dao ở Thanh Sơn không chỉ là sản phẩm thủ công đơn thuần mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ và trí tuệ dân gian, góp phần quan trọng vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc giữa thời đại hội nhập.
Giấy bản của người Dao ở Thanh Sơn không chỉ là sản phẩm thủ công đơn thuần mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ và trí tuệ dân gian, góp phần quan trọng vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc giữa thời đại hội nhập.

Phóng sự ảnh: Khánh Linh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Triển lãm ảnh chuyên đề "Hà Giang quê hương tôi" tại Bảo tàng tỉnh
BHG - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Hà Giang về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ấy Tỵ năm 2025, Bảo tàng tỉnh vừa tổ chức triển lãm bộ ảnh chuyên đề “Hà Giang quê hương tôi”.
17/01/2025
Gìn giữ bản sắc dân tộc, thành công từ câu lạc bộ văn hóa dân gian
BHG - Từ việc triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đã góp phần khơi dậy tình yêu, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
15/01/2025
Hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch
BHG - Chiều 15.1, tại Khách sạn Yên Biên Luxury, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác phát triển du lịch và gặp mặt các doanh nghiệp du lịch, cơ quan thông tấn, báo chí năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố.
15/01/2025
Ngành Văn hóa triển khai nhiệm vụ năm 2025
BHG - Sáng 15.1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 với chủ đề: Văn hoá là bản sắc, thể thao là bứt phá, du lịch là bền vững. Đến dự có đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và 11 huyện, thành phố.
15/01/2025