Nghệ nhân Cờ Lao với khả năng liếm… lưỡi cày nung nóng hàng trăm độ C

22:32, 01/01/2025

BHG - Hà Giang, miền đất với 19 dân tộc anh em cùng chung sống bao đời, có rất nhiều bản sắc văn hóa độc đáo. Trong đó, có những nghi thức thể hiện khả năng phi thường của con người và mang nét thần bí, khó giải thích. Một trong số đó là khả năng liếm lưỡi cày đã nung nóng đến hàng trăm độ C của một nghệ nhân người Cờ Lao ở thôn Phìn Sư, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì.

Được biết, ở Hà Giang có một vài người thuộc dân tộc Cờ Lao và Mông có khả năng dùng lưỡi liếm trực tiếp vào lưỡi cày nung nóng hàng trăm độ C. Với dân tộc Cờ Lao, hiện có 1 người được thừa hưởng khả năng thực hiện điều này là nghệ nhân Min Phà Xoàn, 48 tuổi (Trong ảnh), là người có uy tín trong cộng đồng Cờ Lao ở xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì.
Được biết, ở Hà Giang có một vài người thuộc dân tộc Cờ Lao và Mông có khả năng dùng lưỡi liếm trực tiếp vào lưỡi cày nung nóng hàng trăm độ C. Với dân tộc Cờ Lao, hiện có 1 người được thừa hưởng khả năng thực hiện điều này là nghệ nhân Min Phà Xoàn, 48 tuổi (Trong ảnh), là người có uy tín trong cộng đồng Cờ Lao ở xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì.
Theo quan niệm của người Cờ Lao, nghi thức liếm lưỡi cày nung nóng được tổ chức gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, với ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; đồng thời xua tan tật bệnh, cầu cho cộng đồng có sức khỏe và vạn vật sinh sôi.
Theo quan niệm của người Cờ Lao, nghi thức liếm lưỡi cày nung nóng được tổ chức gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, với ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; đồng thời xua tan tật bệnh, cầu cho cộng đồng có sức khỏe và vạn vật sinh sôi.
Để thực hiện được khả năng liếm lưỡi cày nóng hàng trăm độ C, những nghệ nhân người Cờ Lao và cộng đồng phải tổ chức nghi lễ cúng với 3 người nam giới trực tiếp tham gia. Gồm một thầy cúng, một nghệ nhân có khả năng liếm lưỡi cày nung nóng và một phụ lễ.
Để thực hiện được khả năng liếm lưỡi cày nóng hàng trăm độ C, những nghệ nhân người Cờ Lao và cộng đồng phải tổ chức nghi lễ cúng với 3 người nam giới trực tiếp tham gia. Gồm một thầy cúng, một nghệ nhân có khả năng liếm lưỡi cày nung nóng và một phụ lễ.
Nghi lễ liếm lưỡi cày nung nóng được tiến hành gồm phần cúng sống và phần cúng chín. Với lễ vật gồm có 1 con gà trống, 1 thủ lợn, 1 chiếc gan lợn, rượu, giấy bản, hương, để dâng lên thần linh.
Nghi lễ liếm lưỡi cày nung nóng được tiến hành gồm phần cúng sống và phần cúng chín. Với lễ vật gồm có 1 con gà trống, 1 thủ lợn, 1 chiếc gan lợn, rượu, giấy bản, hương, để dâng lên thần linh.
Trong thời gian cúng, chiếc lưỡi cày sắt, vật dụng thân thuộc của người Cờ Lao được đưa vào chậu than đỏ rực để nung. Chiếc lưỡi cày sau khi lấy ra từ than hồng, nếu nhúng vào chậu nước, lập tức nước sẽ sôi lên sùng sục.
Trong thời gian cúng, chiếc lưỡi cày sắt, vật dụng thân thuộc của người Cờ Lao được đưa vào chậu than đỏ rực để nung. Chiếc lưỡi cày sau khi lấy ra từ than hồng, nếu nhúng vào chậu nước, lập tức nước sẽ sôi lên sùng sục.
Trước khi thực hiện khả năng đặc biệt, dùng lưỡi liếm trực tiếp vào chiếc lưỡi cày đã nung trong than đỏ, thầy cúng và nghệ nhân sẽ thực hiện nghi thức “giao tiếp” với thần linh để được ban cho khả năng tiếp xúc với lửa bỏng.
Trước khi thực hiện khả năng đặc biệt, dùng lưỡi liếm trực tiếp vào chiếc lưỡi cày đã nung trong than đỏ, thầy cúng và nghệ nhân sẽ thực hiện nghi thức “giao tiếp” với thần linh để được ban cho khả năng tiếp xúc với lửa bỏng.
 
Tiếp theo, nghệ nhân lấy chiếc lưỡi cày từ chảo lửa đỏ rực ra, vừa đi vừa hô và dùng lưỡi của mình liếm trực tiếp vào lưỡi cày đã được nung cực nóng. Lưỡi người chạm vào lưỡi cày tạo ra cảnh bốc khói trước sự kinh ngạc và thán phục của mọi người.
Tiếp theo, nghệ nhân lấy chiếc lưỡi cày từ chảo lửa đỏ rực ra, vừa đi vừa hô và dùng lưỡi của mình liếm trực tiếp vào lưỡi cày đã được nung cực nóng. Lưỡi người chạm vào lưỡi cày tạo ra cảnh bốc khói trước sự kinh ngạc và thán phục của mọi người.
Lưỡi của nghệ nhân Min Phà Xoàn sau khi liếm lưỡi cày nung nóng vẫn… bình thường. Tuy nhiên, các nghệ nhân người Cờ Lao ở Túng Sán nghiêm túc khuyến cáo đến mọi người không nên bắt trước làm theo, vì đây là việc làm rất nguy hiểm, không phải ai cũng làm được.
Lưỡi của nghệ nhân Min Phà Xoàn sau khi liếm lưỡi cày nung nóng vẫn… bình thường. Tuy nhiên, các nghệ nhân người Cờ Lao ở Túng Sán nghiêm túc khuyến cáo đến mọi người không nên bắt trước làm theo, vì đây là việc làm rất nguy hiểm, không phải ai cũng làm được.

Chùm ảnh: Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn phát huy vai trò đội văn nghệ ở cơ sở
BHG - Chú trọng phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở, những năm qua, huyện Đồng Văn đã thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại khắp các thôn, tổ dân phố. Nhờ đó, phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương từng bước phát triển về số lượng, chất lượng; góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đông đảo tầng lớp Nhân dân.
31/12/2024
P’apiu resort lần thứ 2 được vinh danh là điểm đến lãng mạn được yêu thích nhất
BHG - Tháng 12.2024, cùng với hơn 40 thương hiệu khách sạn, khu nghỉ dưỡng uy tín trên cả nước và 12 gương mặt truyền cảm hứng du lịch của năm 2024, P’apiu Resort đã một lần nữa được đề cử và vinh danh trong danh sách Hotlist 2024 của tạp chí Travellive – tạp chí hàng đầutrong lĩnh vực du lịch và phong cách sống tại Việt Nam.
31/12/2024
Vừ Thị Mai Hương - người kể truyện thay lời đá núi
BHG - Vừ Thị Mai Hương sinh ra ở tận cùng của miền núi đá, vùng Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Hương tốt nghiệp đại học Kinh tế quốc dân và đại học Ngoại ngữ, hiện đang công tác trong ngành du lịch ở tỉnh Hà Giang. Và bằng một cách nào đó trong cuộc đời, Hương trở thành người viết. Bay trong gió núi là tập truyện ngắn của Vừ Thị Mai Hương, mà lại bằng cách nào đó, tôi trở thành người đọc tập truyện ngắn ấy khi nó còn trong dạng bản thảo.
31/12/2024
Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa
BHG - Tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; thời tiết, khí hậu quanh năm ôn hòa, mát mẻ; nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc được giữ gìn và phát huy… Cùng xu thế phát triển du lịch (DL) trong nước và toàn cầu, tỉnh ta xác định phát triển DL xanh sẽ là hướng phát triển xuyên suốt đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa.
30/12/2024