Rêu đá - Thức quà của dòng suối trong lành

10:37, 27/11/2024

BHG - Trong tiếng Tày,  “Quoẹ húc” chỉ loại rêu quý hiếm, mọc bám vào các gờ đá nơi thượng nguồn con suối. Là thức quà của dòng suối trong lành, rêu đá gắn liền với cuộc sống của người Tày xã Xuân Giang và xã Bằng Lang (huyện Quang Bình) từ bao đời nay. Trong năm 2024, món rêu đá nướng của người Tày Quang Bình đã được vinh danh với giải Nhất trong cuộc thi Chấm món ăn tiêu biểu các tỉnh, thành phố tại Lễ hội Văn hóa, Du lịch, Ẩm thực Quốc tế Hà Giang lần thứ I. 

Sau mùa mưa là đến vụ thu hoạch rêu đá. Thời điểm lý tưởng để hái rêu là vào sáng sớm, khi dòng nước còn trong lành, ít người qua lại.
Sau mùa mưa là đến vụ thu hoạch rêu đá. Thời điểm lý tưởng để hái rêu là vào sáng sớm, khi dòng nước còn trong lành, ít người qua lại.
Chị Hoàng Thị Miên và chị Đặng Thị Lả, người dân thôn Khun, xã Bằng Lang chia sẻ rằng, rêu đá là món ăn gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ, Từ thời các cụ đã chế biến nhiều món ăn từ rêu đá rồi, những lúc khó khăn, có rêu đá để ăn là vui lắm - chị Miên bồi hồi nhớ lại.
Chị Hoàng Thị Miên và chị Đặng Thị Lả, người dân thôn Khun, xã Bằng Lang chia sẻ rằng, rêu đá là món ăn gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ, "Từ thời các cụ đã chế biến nhiều món ăn từ rêu đá rồi, những lúc khó khăn, có rêu đá để ăn là vui lắm" - chị Miên bồi hồi nhớ lại.
Loại rêu mọc trên đá thượng nguồn không chỉ sạch mà còn giữ được độ mềm, vị thơm, bùi tự nhiên.Theo người Tày, rêu đá có công dụng lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, ổn định huyết áp, tăng cường đề kháng.
Loại rêu mọc trên đá thượng nguồn không chỉ sạch mà còn giữ được độ mềm, vị thơm, bùi tự nhiên.Theo người Tày, rêu đá có công dụng lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, ổn định huyết áp, tăng cường đề kháng.
Làm sạch rêu là công đoạn quan trọng nhất cũng như mất nhiều thời gian nhất. Khi thu hoạch, phải vừa vớt vừa chọn lọc những loại rêu ngon, xanh tươi. Sau đó nhặt những lá khô, vỏ cây bám vào, tận dụng dòng nước chảy xiết để rửa trôi bụi bẩn.
Làm sạch rêu là công đoạn quan trọng nhất cũng như mất nhiều thời gian nhất. Khi thu hoạch, phải vừa vớt vừa chọn lọc những loại rêu ngon, xanh tươi. Sau đó nhặt những lá khô, vỏ cây bám vào, tận dụng dòng nước chảy xiết để rửa trôi bụi bẩn.
Rêu sau khi lấy từ suối được rửa sạch nhiều lần trong nước rồi bỏ vào cối giã để làm sạch đất bám ở rễ, sau đó rửa lại với nước cho đến khi rêu sạch hẳn. Đang vào mùa rêu nên số lượng người tới thôn để thưởng thức món rêu đá ngày càng tăng. Rêu được thu hoạch hằng ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
Rêu sau khi lấy từ suối được rửa sạch nhiều lần trong nước rồi bỏ vào cối giã để làm sạch đất bám ở rễ, sau đó rửa lại với nước cho đến khi rêu sạch hẳn. Đang vào mùa rêu nên số lượng người tới thôn để thưởng thức món rêu đá ngày càng tăng. Rêu được thu hoạch hằng ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
Rêu đá trở thành nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon nhưng nổi bật nhất vẫn là rêu đá nướng, đây cũng chính là món ăn đã được vinh danh tại Lễ hội Văn hóa, Du lịch, Ẩm thực Quốc tế Hà Giang lần thứ I. Rêu được xé tơi, trộn đều cùng sả, mùi tàu, rau răm, lá hẹ, hạt dổi, nêm nếm thêm gia vị, rồi gói bằng lá chuối để nướng bên bếp lửa.
Rêu đá trở thành nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon nhưng nổi bật nhất vẫn là rêu đá nướng, đây cũng chính là món ăn đã được vinh danh tại Lễ hội Văn hóa, Du lịch, Ẩm thực Quốc tế Hà Giang lần thứ I. Rêu được xé tơi, trộn đều cùng sả, mùi tàu, rau răm, lá hẹ, hạt dổi, nêm nếm thêm gia vị, rồi gói bằng lá chuối để nướng bên bếp lửa.
Lửa tốt, sau tầm 20 phút, món rêu nướng sẵn sàng để thưởng thức. Khi mở ra, hương thơm đặc trưng của rêu hòa quyện với gia vị làm nao lòng mọi thực khách. Ngoài rêu nướng, người dân Quang Bình còn sáng tạo thêm các cách chế biến khác như đồ rêu với thịt vịt, rêu nướng ống lam, rêu hấp, rêu xào, canh rêu, nộm rêu… Mỗi món đều mang một phong vị riêng, giản dị mà hấp dẫn.
Lửa tốt, sau tầm 20 phút, món rêu nướng sẵn sàng để thưởng thức. Khi mở ra, hương thơm đặc trưng của rêu hòa quyện với gia vị làm nao lòng mọi thực khách. Ngoài rêu nướng, người dân Quang Bình còn sáng tạo thêm các cách chế biến khác như đồ rêu với thịt vịt, rêu nướng ống lam, rêu hấp, rêu xào, canh rêu, nộm rêu… Mỗi món đều mang một phong vị riêng, giản dị mà hấp dẫn.

Rêu đá là một món đặc sản quen thuộc của những hộ người Tày ở Quang Bình. Với hương vị độc đáo, món ăn này đã vượt khỏi khuôn khổ bữa cơm gia đình để trở thành niềm tự hào của Quang Bình, thu hút bước chân của những tín đồ ẩm thực mỗi khi ghé thăm Hà Giang.

PS ảnh: Khánh Linh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
BHG - Dân tộc Cờ Lao là một trong số ít các dân tộc thiểu số sinh sống ở chân dải Tây Côn Lĩnh, thuộc địa phận xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) còn lưu giữ được nghề thêu thổ cẩm truyền thống. Qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Cờ Lao đã tạo ra những sản phẩm với màu sắc và hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Mỗi vạt áo, gấu quần được thêu họa tiết tỉ mỉ, chỉn chu bởi sự sáng tạo của những người phụ nữ gửi gắm biết bao tâm tình, nét đẹp trong đời sống văn hóa, được coi là “hồn cốt” góp phần tạo nên bản sắc đặc trưng của người Cờ Lao.
22/11/2024
Hà Giang đoạt giải tại Liên hoan nghệ thuật hát Then - đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024
BHG - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) vừa tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then - đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024. Liên hoan do Bộ VHTTDL phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 14 tỉnh, thành phố tổ chức.
21/11/2024
Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
BHG - Đền Suối Thầu, xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì) được xây dựng vào năm thứ 3 đời Vua Minh Mạng, tức năm 1823. Đây là nơi thờ các vị nhiên thần theo tín ngưỡng dân gian của người Dao và thờ nhân thần là ông Đặng Minh Đông (Đặng Diễn) dân tộc Dao áo dài là người có công hướng dẫn Nhân dân trong khu vực khai hoang lập làng, truyền dạy Nhân dân làm ruộng bậc thang trồng lúa nước, ông được tôn vinh như các vị Thành Hoàng làng ở vùng xuôi.
21/11/2024
Vũ điệu lửa người Pà Thẻn
BHG - Trong đời sống tinh thần của người Pà Thẻn, ngọn lửa không chỉ là biểu tượng của sự sống mà còn là hiện thân của thần linh tối cao. Vào ngày 16.10 âm lịch hàng năm, khi mùa màng đã thu hoạch, người Pà Thẻn tại huyện Quang Bình tổ chức lễ hội Nhảy lửa truyền thống để tạ ơn đất trời và thần linh đã ban cho dân tộc những vụ mùa tươi tốt, cầu chúc cho mọi sự may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời xua tan những gì không tốt đẹp.
19/11/2024