Lưu giữ “hương rừng" Tây Côn Lĩnh

11:13, 29/11/2024

BHG - Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì trên các ban thờ của mỗi gia đình không thể thiếu đi những nén hương trầm thơm ngát. Ẩn sâu bên trong hương thơm nồng ấm ấy không chỉ là lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu dành cho tổ tiên mà còn thể hiện những câu chuyện riêng về truyền thống văn hóa dân tộc.

Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Khi nén hương đốt lên cũng như một nhịp cầu kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Đặc biệt, trong những ngày lễ tết, nén hương đối với mỗi gia đình Việt là không thể thiếu. Từ đó mà nghề làm hương đã được người dân tộc Nùng sinh sống dưới chân dãy núi Tây Côn Lĩnh, huyện Hoàng Su Phì duy trì cho đến ngày nay.

Với tâm niệm làm hương không chỉ mang lại nguồn thu mà còn mang giá trị truyền thống, tâm linh tốt đẹp, bà Lù Thị Rưi (63 tuổi) ở thôn 7 Tả Lèng, xã Túng Sán là một trong những người đã gắn bó với nghề làm hương hơn 30 năm.
Với tâm niệm làm hương không chỉ mang lại nguồn thu mà còn mang giá trị truyền thống, tâm linh tốt đẹp, bà Lù Thị Rưi (63 tuổi) ở thôn 7 Tả Lèng, xã Túng Sán là một trong những người đã gắn bó với nghề làm hương hơn 30 năm.
Để làm hương, cây mai sau khi lấy về sẽ được cắt thành từng khúc dài khoảng 40 cm rồi chẻ thành từng tăm hương. Cây mai phải là cây có độ tuổi khoảng 1 năm, không quá già cũng không quá non.
Để làm hương, cây mai sau khi lấy về sẽ được cắt thành từng khúc dài khoảng 40 cm rồi chẻ thành từng tăm hương. Cây mai phải là cây có độ tuổi khoảng 1 năm, không quá già cũng không quá non.
Sau khi chẻ thành những tăm hương đều tăm tắp sẽ tiến hành mang đi phơi.
Sau khi chẻ thành những tăm hương đều tăm tắp sẽ tiến hành mang đi phơi.
Nguyên liệu làm hương của người Nùng nơi đây rất khác. Họ thường phải đi lên núi Tây Côn Lĩnh để lấy bột vỏ quế rừng nghiền nhỏ, trộn với một số lá thảo mộc và hoa cỏ ở rừng.
Nguyên liệu làm hương của người Nùng nơi đây rất khác. Họ thường phải đi lên núi Tây Côn Lĩnh để lấy bột vỏ quế rừng nghiền nhỏ, trộn với một số lá thảo mộc và hoa cỏ ở rừng.
Khi lăn hương, người làm dùng cán hương nhúng vào xô nước, sau đó đem lăn qua lăn lại trên lớp bột khô đã được trộn sẵn rồi lại nhúng nhanh vào xô nước, mang ra tiếp tục lăn, cứ như vậy đến thi nào nén hương đạt tiêu chuẩn thì thôi. Đây là công đoạn quyết định mẫu mã và cả chất lượng của nén hương.
Khi lăn hương, người làm dùng cán hương nhúng vào xô nước, sau đó đem lăn qua lăn lại trên lớp bột khô đã được trộn sẵn rồi lại nhúng nhanh vào xô nước, mang ra tiếp tục lăn, cứ như vậy đến khi nào nén hương đạt tiêu chuẩn thì thôi. Đây là công đoạn quyết định mẫu mã và cả chất lượng của nén hương.
Để hương có mùi thơm chuẩn nhất, theo người dân ở thôn 7 Tả Lèng, xã Túng Sán chia sẻ, quan trọng nhất chính là công thức pha bột lá ba hắt và bột của vỏ hay thân cây làm hương. Bởi nếu pha trộn tỷ lệ bột không đều, nén hương sẽ không dính, không thành, hoặc thành nhưng không có mùi thơm đặc trưng của lá.
Để hương có mùi thơm chuẩn nhất, theo người dân ở thôn 7 Tả Lèng, xã Túng Sán chia sẻ, quan trọng nhất chính là công thức pha bột lá ba hắt và bột của vỏ hay thân cây làm hương. Bởi nếu pha trộn tỷ lệ bột không đều, nén hương sẽ không dính, không thành, hoặc thành nhưng không có mùi thơm đặc trưng của lá.
Bà Rưi chia sẻ: Hằng năm, sau mỗi vụ nông nhàn, tôi lại tranh thủ làm hương. Thời điểm này, sắp đến Tết âm lịch nên nhu cầu của người tiêu dùng càng tăng cao. Trung bình nhờ làm hương, gia đình tôi có thu nhập khoảng 20 triệu đồng/năm.
Bà Rưi chia sẻ: "Hằng năm, sau mỗi vụ nông nhàn, tôi lại tranh thủ làm hương. Thời điểm này, sắp đến Tết âm lịch nên nhu cầu của người tiêu dùng càng tăng cao. Trung bình nhờ làm hương, gia đình tôi có thu nhập khoảng 20 triệu đồng/năm.
Theo kinh nghiệm của những người thợ lâu năm tại đây, cây hương đạt chuẩn là phải thẳng, tròn và đều, đạt tới mùi hương thơm nhất.
Theo kinh nghiệm của những người thợ lâu năm tại đây, cây hương đạt chuẩn là phải thẳng, tròn và đều, đạt tới mùi hương thơm nhất.
Phơi hương là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất, nếu trời nắng thì chỉ cần phơi một buổi là khô, nhưng nếu thời tiết âm u hay mưa thì có thể mất đến 3 ngày hương mới khô.
Phơi hương là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất, nếu trời nắng thì chỉ cần phơi một buổi là khô, nhưng nếu thời tiết âm u hay mưa thì có thể mất đến 3 ngày hương mới khô.
Thắp nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên là nét văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam. Đó cũng chính là lý do khiến người dân thôn 7 Tả Lèng, xã Túng Sán vẫn luôn gắn bó với nghề làm hương và ngày ngày nâng niu, trân trọng nén hương thơm, gìn giữ nét đẹp làng nghề truyền thống.
Thắp nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên là nét văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam. Đó cũng chính là lý do khiến người dân thôn 7 Tả Lèng, xã Túng Sán vẫn luôn gắn bó với nghề làm hương và ngày ngày nâng niu, trân trọng nén hương thơm, gìn giữ nét đẹp làng nghề truyền thống.

Phóng sự ảnh: Nguyễn Yếm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ người dân phát triển du lịch
BHG - Quản Bạ là một huyện nằm trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. Với thế mạnh là nhiều danh lam thắng cảnh, điểm check in mới lạ và đa dạng văn hóa các dân tộc. Thời gian qua chính quyền địa phương cùng người dân đã tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm.
28/11/2024
Rêu đá - Thức quà của dòng suối trong lành
BHG - Trong tiếng Tày,  “Quoẹ húc” chỉ loại rêu quý hiếm, mọc bám vào các gờ đá nơi thượng nguồn con suối. Là thức quà của dòng suối trong lành, rêu đá gắn liền với cuộc sống của người Tày xã Xuân Giang và xã Bằng Lang (huyện Quang Bình) từ bao đời nay. Trong năm 2024, món rêu đá nướng của người Tày Quang Bình đã được vinh danh với giải Nhất trong cuộc thi Chấm món ăn tiêu biểu các tỉnh, thành phố tại Lễ hội Văn hóa, Du lịch, Ẩm thực Quốc tế Hà Giang lần thứ I. 
27/11/2024
Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
BHG - Dân tộc Cờ Lao là một trong số ít các dân tộc thiểu số sinh sống ở chân dải Tây Côn Lĩnh, thuộc địa phận xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) còn lưu giữ được nghề thêu thổ cẩm truyền thống. Qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Cờ Lao đã tạo ra những sản phẩm với màu sắc và hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Mỗi vạt áo, gấu quần được thêu họa tiết tỉ mỉ, chỉn chu bởi sự sáng tạo của những người phụ nữ gửi gắm biết bao tâm tình, nét đẹp trong đời sống văn hóa, được coi là “hồn cốt” góp phần tạo nên bản sắc đặc trưng của người Cờ Lao.
22/11/2024
Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
BHG - Đền Suối Thầu, xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì) được xây dựng vào năm thứ 3 đời Vua Minh Mạng, tức năm 1823. Đây là nơi thờ các vị nhiên thần theo tín ngưỡng dân gian của người Dao và thờ nhân thần là ông Đặng Minh Đông (Đặng Diễn) dân tộc Dao áo dài là người có công hướng dẫn Nhân dân trong khu vực khai hoang lập làng, truyền dạy Nhân dân làm ruộng bậc thang trồng lúa nước, ông được tôn vinh như các vị Thành Hoàng làng ở vùng xuôi.
21/11/2024