Ngược sông Đà lên với Thủy điện Hòa Bình

22:56, 30/12/2023

BHG - Những ngày cuối năm này, chúng tôi có dịp ngược dòng sông Đà về với miền đất Hòa Bình, nơi có nhà máy Thủy điện Hòa Bình nổi tiếng. Công trình lịch sử này đã đi vào sách giáo khoa một thời của nhiều thế hệ qua bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Quang Huy “Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà”. Được đứng giữa không gian lịch sử - Công trình biểu tượng vĩ đại của tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô, hòa trong tiếng máy phát điện ngày đêm của các tổ máy trong lòng núi, mới thấy công sức lao động và sự hy sinh của những người đã làm nên công trình to lớn này. Qua đó, đóng góp nguồn năng lượng khổng lồ phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước hàng chục năm qua.

 
Công trình Thủy điện Hòa Bình do đất nước Liên Xô viện trợ và giúp đỡ xây dựng, được khởi công năm 1979, hoàn thành năm 1994. Hồ chứa nước của nhà máy có dung tích 9,45 tỷ mét khối, với diện tích hồ 208km2. Trước mặt tiền nhà máy, có một bức tranh lớn trên tường với hình ảnh 2 phụ nữ Việt – Nga nói lên tình hữu nghị và ước vọng hòa bình của 2 dân tộc.
Công trình Thủy điện Hòa Bình do đất nước Liên Xô viện trợ và giúp đỡ xây dựng, được khởi công năm 1979, hoàn thành năm 1994. Hồ chứa nước của nhà máy có dung tích 9,45 tỷ mét khối, với diện tích hồ 208km2. Trước mặt tiền nhà máy, có một bức tranh lớn trên tường với hình ảnh 2 phụ nữ Việt – Nga nói lên tình hữu nghị và ước vọng hòa bình của 2 dân tộc.
Đường hầm đi sâu vào lòng núi đá có độ dài 400m, dẫn vào nơi đặt 8 tổ máy phát điện. Độ rộng đường hầm có thể cho phép một chiếc xe tải cỡ lớn chở máy móc vào bên trong.
Đường hầm đi sâu vào lòng núi đá có độ dài 400m, dẫn vào nơi đặt 8 tổ máy phát điện. Độ rộng đường hầm có thể cho phép một chiếc xe tải cỡ lớn chở máy móc vào bên trong.
Trung tâm đường hầm, nơi đặt khu vận hành và 8 tổ máy phát điện với tổng công suất 1.920 MW; 8 tổ máy này được hoàn thành và đưa vào vận hành trong thời gian khác nhau, từ năm 1988 – 1994; tổ máy số 1 hoàn thành 30.12.1988, tổ máy số 8 hoàn thành ngày 4.4.1994.
Trung tâm đường hầm, nơi đặt khu vận hành và 8 tổ máy phát điện với tổng công suất 1.920 MW; 8 tổ máy này được hoàn thành và đưa vào vận hành trong thời gian khác nhau, từ năm 1988 – 1994; tổ máy số 1 hoàn thành 30.12.1988, tổ máy số 8 hoàn thành ngày 4.4.1994.
 
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trở thành một điểm tham quan, du lịch nổi tiếng, một địa chỉ đỏ giáo dục tinh thần lao động anh hùng, sức sáng tạo và đổi mới, tình hữu nghị anh em giữa 2 dân tộc Việt - Nga.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trở thành một điểm tham quan, du lịch nổi tiếng, một "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần lao động anh hùng, sức sáng tạo và đổi mới, tình hữu nghị anh em giữa 2 dân tộc Việt - Nga.
 
Đập Thủy điện Hòa Bình có 12 cửa xả, bên cạnh sản xuất điện, đây là một công trình ngăn nước, điều tiết, phòng chống lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng. Công trình này lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á (cho đến trước năm 2010). Vì thế cửa đập xả nước cũng thuộc loại khổng lồ. Sau khi nhà máy Thủy điện Sơn La được xây dựng, Thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn thứ 2 ở Việt Nam.
Đập Thủy điện Hòa Bình có 12 cửa xả, bên cạnh sản xuất điện, đây là một công trình ngăn nước, điều tiết, phòng chống lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng. Công trình này lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á (cho đến trước năm 2010). Vì thế cửa đập xả nước cũng thuộc loại khổng lồ. Sau khi nhà máy Thủy điện Sơn La được xây dựng, Thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn thứ 2 ở Việt Nam.
 
Với 15 năm xây dựng, công trình vĩ đại này đã ghi nhận 168 cán bộ, công nhân Việt Nam – Liên Xô hy sinh trong quá trình lao động. Vì thế, tại nhà máy hiện có một đài tưởng niệm 168 người đã hy sinh vì công trình. Cùng với đó là rất nhiều câu chuyện cảm động về những tấm gương lao động anh hùng trên công trường năm xưa. Những người xây dựng công trình lịch sử này lấy ngày 19.12 hàng năm là ngày giỗ chung của những người đã ngã xuống vì công trình.
Với 15 năm xây dựng, công trình vĩ đại này đã ghi nhận 168 cán bộ, công nhân Việt Nam – Liên Xô hy sinh trong quá trình lao động. Vì thế, tại nhà máy hiện có một đài tưởng niệm 168 người đã hy sinh vì công trình. Cùng với đó là rất nhiều câu chuyện cảm động về những tấm gương lao động anh hùng trên công trường năm xưa. Những người xây dựng công trình lịch sử này lấy ngày 19.12 hàng năm là ngày giỗ chung của những người đã ngã xuống vì công trình.
 
Tại nhà máy Thủy điện Hòa Bình, hiện lưu giữ một bức thư của những người xây dựng công trình gửi thế hệ mai sau được viết bằng tiếng Việt và Nga. Đây là bức thư thế kỷ bởi nó sẽ chỉ được mở vào ngày 1.1.2100, là thời điểm nhà máy sẽ ngừng hoạt động. Bức thư được cất trong khối bê tông nặng khoảng 10 tấn, điều này khiến bất kỳ ai cũng tò mò về bức thư đặc biệt này.
Tại nhà máy Thủy điện Hòa Bình, hiện lưu giữ một bức thư của những người xây dựng công trình gửi thế hệ mai sau được viết bằng tiếng Việt và Nga. Đây là bức thư thế kỷ bởi nó sẽ chỉ được mở vào ngày 1.1.2100, là thời điểm nhà máy sẽ ngừng hoạt động. Bức thư được cất trong khối bê tông nặng khoảng 10 tấn, điều này khiến bất kỳ ai cũng tò mò về bức thư đặc biệt này.
Hiện nay, Thủy điện Hòa Bình tiếp tục được mở rộng với công trình nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Công trường xây dựng thêm tổ hợp phát điện với công suất khoảng 480MW đang được đẩy mạnh thi công. Đây là nhà máy được xây ở bên ngoài, không đặt trong lòng núi như Thủy điện Hòa Bình cũ. Khi hoàn thành, công suất phát điện của Thủy điện Hòa Bình với 2400MW, bằng với Thủy điện Sơn La.
Hiện nay, Thủy điện Hòa Bình tiếp tục được mở rộng với công trình nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Công trường xây dựng thêm tổ hợp phát điện với công suất khoảng 480MW đang được đẩy mạnh thi công. Đây là nhà máy được xây ở bên ngoài, không đặt trong lòng núi như Thủy điện Hòa Bình cũ. Khi hoàn thành, công suất phát điện của Thủy điện Hòa Bình với 2400MW, bằng với Thủy điện Sơn La.

Phóng sự ảnhHuy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc tự hào một dải biên cương
Khoảnh khắc tự hào một dải biên cương
31/07/2023
Những con đường khát vọng

BHG - Sau gần 3 năm thực hiện khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 -2025, những dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang; đường tỉnh ĐT177 (Bắc Quang - Xín Mần); ĐT176 (Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc); ĐT176B (Mậu Duệ - Minh Ngọc); ĐT178 (Yên Bình - Cốc Pài); ĐT183 (đoạn km17 – km50+200 và đường Phố Cáo, Đồng Yên (Bắc Quang) đến giáp địa phận huyện Lục Yên (Yên Bái) và hàng nghìn cây số đường huyện, đường xã lần lượt được khởi công xây dựng, đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư được phê duyệt gần 8.500 tỷ đồng. Điều này thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ tỉnh trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống.

30/11/2023
Mang tri thức đến lớp học xóa mù chữ ở Thượng Sơn

BHG - Đều đặn vào cuối giờ chiều các ngày trong tuần, Nhà văn hóa thôn Đán Khao, xã Thượng Sơn (Vị Xuyên) lại sáng ánh đèn. Hòa cùng tiếng vang vọng của núi rừng là những tiếng ê a của các học viên trong lớp xóa mù chữ. Các học viên hầu hết đã qua tuổi đến trường, đủ các độ tuổi, giới tính, tất cả đến với lớp học đều có chung một mục đích đó là học chữ. Lớp xóa mù chữ có 34 học viên đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương, là người chưa biết đọc, biết viết hoặc tái mù chữ. Với nỗ lực miệt mài "gieo chữ", mang tri thức đến lớp học của các thầy, cô giáo đã giúp bà con đọc thông, viết thạo, thắp lên ngọn lửa hy vọng cho người dân nơi đây.

29/12/2023
Tìm về hương vị của bánh Trung thu cổ truyền
BHG - Giữa đa dạng thể loại bánh Trung thu được cập nhật theo xu hướng thời đại và nhu cầu của thị trường, cơ sở sản xuất bánh của bà Hoàng Thị Ban vẫn lựa chọn sản xuất bánh trung thu với hương vị truyền thống, sản xuất thủ công không chất bảo quản.
29/09/2023