Tinh hoa cao nguyên đá

18:50, 10/12/2023

BHG - Mật ong Bạc hà là sản phẩm chủ lực, phát triển kinh tế của tỉnh ta nói chung và các huyện Cao nguyên đá nói riêng. Từ khi được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý bởi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2013 tới nay, mật ong Bạc hà của Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước.

Vào độ từ tháng 9 tới tháng 12 âm lịch, trên các triền núi đá tai mèo của cao nguyên đá, hoa bạc hà nở rộ màu hồng tím biếc trong cái lạnh của mùa Đông, báo hiệu một mùa thu hoạch mật lại đến. Đây là loài hoa thuộc loài cỏ dại, thân thảo, mọc tự nhiên và mỗi năm chỉ nở hoa một lần.
Vào độ từ tháng 9 tới tháng 12 âm lịch, trên các triền núi đá tai mèo của cao nguyên đá, hoa bạc hà nở rộ màu hồng tím biếc trong cái lạnh của mùa Đông, báo hiệu một mùa thu hoạch mật lại đến. Đây là loài hoa thuộc loài cỏ dại, thân thảo, mọc tự nhiên và mỗi năm chỉ nở hoa một lần.
Đi dọc Quốc lộ 4C lên các huyện vùng Cao nguyên đá sẽ dễ dàng bắt gặp những lán nuôi ong với hàng trăm thùng ong được trải khắp thung lũng xứ đá. Mỗi tổ đặt cách nhau ít nhất 2m, lối đi của các tổ không được đặt đối diện nhau.
Đi dọc Quốc lộ 4C lên các huyện vùng Cao nguyên đá sẽ dễ dàng bắt gặp những lán nuôi ong với hàng trăm thùng ong được trải khắp thung lũng xứ đá. Mỗi tổ đặt cách nhau ít nhất 2m, lối đi của các tổ không được đặt đối diện nhau.

Đồng Văn là huyện có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây Bạc hà và là một trong những huyện có diện tích cây Bạc hà lớn nhất tỉnh (với tổng số trên 1.124,3 ha). Năm 2023, tổng số đàn ong mật trên địa bàn là 15.855 đàn, sản lượng mật hiện ước tính đạt trên 103.000 lít.

Chị Nguyễn Ánh Vân, Công ty TNHH Trường Anh, một trong những cơ sở đầu tiên được cấp Chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà Mèo Vạc, dùng chung cho sản phẩm mật ong Bạc hà của tỉnh. Đến nay, gia đình chị có 1.500 đàn ong với các điểm đặt ở xã Sủng Trái và xã Lũng Phìn.
Chị Nguyễn Ánh Vân, Công ty TNHH Trường Anh, một trong những cơ sở đầu tiên được cấp Chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà Mèo Vạc, dùng chung cho sản phẩm mật ong Bạc hà của tỉnh. Đến nay, gia đình chị có 1.500 đàn ong với các điểm đặt ở xã Sủng Trái và xã Lũng Phìn.
Chị cho biết, khó khăn của công việc này là chăm nuôi ong vào mùa Đông, khi nhiệt độ thời tiết khắc nghiệt, ong giống sẽ bị bệnh và chết nhiều nếu không biết cách chăm. Thêm nữa, cây Bạc hà phát triển phụ thuộc lớn vào điều kiện khí hậu. Có năm được mùa, hoa nở nhiều thì sẽ thu hoạch được lượng mật cao nhất khoảng 4.000 lít, doanh thu được khoảng 2 tỷ đồng.
Chị cho biết, khó khăn của công việc này là chăm nuôi ong vào mùa Đông, khi nhiệt độ thời tiết khắc nghiệt, ong giống sẽ bị bệnh và chết nhiều nếu không biết cách chăm. Thêm nữa, cây Bạc hà phát triển phụ thuộc lớn vào điều kiện khí hậu. Có năm được mùa, hoa nở nhiều thì sẽ thu hoạch được lượng mật cao nhất khoảng 4.000 lít, doanh thu được khoảng 2 tỷ đồng.
Ong trong tổ là giống ong nội - Apis cerana, được nuôi dưỡng trong năm. Thông thường mỗi con ong chúa sống 6-8 tháng, ong thợ sống 45 ngày. Mỗi mùa hoa nở, theo đặc tính, ong thợ sẽ bay xa tổ khoảng 2 đến 3 km để tìm mật. Tùy theo thời tiết, sau 10-12 ngày, sẽ thu hoạch được mật.
Ong trong tổ là giống ong nội - Apis cerana, được nuôi dưỡng trong năm. Thông thường mỗi con ong chúa sống 6-8 tháng, ong thợ sống 45 ngày. Mỗi mùa hoa nở, theo đặc tính, ong thợ sẽ bay xa tổ khoảng 2 đến 3 km để tìm mật. Tùy theo thời tiết, sau 10-12 ngày, sẽ thu hoạch được mật.
Bên trong mỗi tổ ong đặt từ 4-5 chiếc khung sáp hình chữ nhật. Khi đưa khay mật về, người nuôi sẽ cắt bỏ phần đầu giếng mật để đưa vào máy quay ly tâm. Trung bình 30 đàn cho thu 20-25 lít mật, giá mỗi lít mật dao động từ 500-800 nghìn đồng.
Bên trong mỗi tổ ong đặt từ 4-5 chiếc khung sáp hình chữ nhật. Khi đưa khay mật về, người nuôi sẽ cắt bỏ phần đầu giếng mật để đưa vào máy quay ly tâm. Trung bình 30 đàn cho thu 20-25 lít mật, giá mỗi lít mật dao động từ 500-800 nghìn đồng.
Sau khi hết mùa thu hoạch mật ong Bạc hà, ong trong tổ sẽ được chuyển về những vùng xuôi, có khí hậu ấm hơn như Hưng Yên, Bắc Giang, Tuyên Quang... để dưỡng ong.
Sau khi hết mùa thu hoạch mật ong Bạc hà, ong trong tổ sẽ được chuyển về những vùng xuôi, có khí hậu ấm hơn như Hưng Yên, Bắc Giang, Tuyên Quang... để dưỡng ong.
Mật ong Bạc hà có màu vàng chanh, ngoài tác dụng bồi bổ sức khỏe, nó còn có công dụng chữa các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa. Hương vị của “thần dược” thiên nhiên có chất riêng, sánh đặc và rõ vị thanh mát.
Mật ong Bạc hà có màu vàng chanh, ngoài tác dụng bồi bổ sức khỏe, nó còn có công dụng chữa các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa. Hương vị của “thần dược” thiên nhiên có chất riêng, sánh đặc và rõ vị thanh mát.
Mật ong Bạc hà là một trong các sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh. Nhằm nâng cao chất lượng thương hiệu mật ong Bạc hà của địa phương, ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp, HTX, cá nhân tham gia vào việc sản xuất, chế biến sản phẩm mật ong Bạc hà có nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Mật ong Bạc hà là một trong các sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh. Nhằm nâng cao chất lượng thương hiệu mật ong Bạc hà của địa phương, ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp, HTX, cá nhân tham gia vào việc sản xuất, chế biến sản phẩm mật ong Bạc hà có nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Trên cơ sở đề tài nghiên cứu, phân tích bổ sung chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Chỉ dẫn địa lý cho mật ong Bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn được thực hiện trong 2 năm từ 2017 – 2018, do Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý; Viện An toàn Thực phẩm thuộc Công ty Cổ phần Chứng nhận và giám định VinaCert chủ trì thực hiện cùng với sự phối hợp của các đơn vị như Trung tâm Kiểm nghiệm, Sở Y tế Hà Giang; Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang…đã đánh giá vai trò y học của mật ong Bạc hà bằng cách xác định và so sánh các chỉ tiêu liên quan đến khả năng kháng khuẩn và oxy hóa với một số loại mật ong khác ở trong nước và trên thế giới. Kết quả cho thấy các chỉ số về hàm lượng các chất kháng khuẩn của mật ong Bạc hà cao hơn với 9 chất chống oxy hóa. Thông qua việc xác định hàm lượng các chất kháng khuẩn cũng như xác định hàm lượng chất chống oxy hóa trong mật Bạc hà chính là những chỉ tiêu, thông số cơ bản giúp cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm góp phần ngăn chặn gian lận thương mại về mật ong Bạc hà Cao nguyên đá.

Phóng sự ảnh: Khánh Linh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chảo Thị Lan khởi nghiệp từ cây dược liệu

Chảo Thị Lan khởi nghiệp từ cây dược liệu

29/11/2023
Nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo tồn voọc mũi hếch

BHG - Nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo tồn voọc mũi hếch

27/11/2023
Hiệu quả mô hình câu lạc bộ trong trường học

BHG - Hiệu quả mô hình câu lạc bộ trong trường học

27/11/2023
Điểm tin thời sự trong tuần (18 - 24.11)

BHG - Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình điểm tin thời sự trong tuần của Báo Hà Giang điện từ từ ngày 18 - 24.11

24/11/2023