Vladimir Putin và chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine

16:44, 06/10/2022

BHG - Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, thế giới đổi thay bởi cuộc cách mạng diễn ra ở một quốc gia nằm trong hệ thống các nước tư bản; ra đời Liên bang Xô Viết (LX) với một chính quyền đại diện cho giai cấp cần lao và nhân dân lao động chống lại áp bức, bóc lột. Từ đó với sự hùng mạnh của Liên Xô và hệ thống XHCN, thế giới phân thành hai cực đối đầu nhau: Chủ nghĩa tư bản do Mỹ cầm đầu, chủ nghĩa xã hội do Liên Xô làm trụ cột. Cuộc đại chiến lần thứ II phát xít Đức đánh vào Liên Xô và hệ thống XHCN nhưng đã thất bại. Sau đó bằng nhiều thủ đoạn, hệ thống tư bản thế giới tập trung tấn công các nước XHCN, mũi nhọn chĩa thẳng vào Liên Xô. Thế giới lâm vào thời kỳ chiến tranh lạnh. Với thủ đoạn diễn biến hòa bình thừa cơ những sai lầm trên con đường tìm kiếm, cải tổ trong quá trình phát triển của CNXH, đế quốc Mỹ thực thi mục tiêu mà Tổng thống Ronala Reagen tuyên bố: “Xóa bỏ đế chế tội ác Liên Xô”. Họ đã tìm mọi cách làm được điều tưởng không thể được đó là làm cho Liên Xô và hệ thống XHCN tan rã. Mục tiêu của họ là tấn công đến tận cùng, quyết đưa nước Nga lâm vào cảnh điêu tàn, sa vào đường cùng, như Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố (ngày 25/10/1995): “Nhiệm vụ của chúng ta là làm tan rã nước Nga, bằng mọi cách làm cho nước Nga suy yếu và nằm trong tầm kiểm soát của Hoa Kỳ”. Trước nguy cơ bị bao vây cấm vận, nền kinh tế nước Nga bên bờ sụp đổ, quốc phòng suy giảm nghiêm trọng, mất sức chiến đấu, thì may mắn thay V.Putin lên nhậm chức.

Với tư cách là Quyền Tổng thống nước Nga, giao thừa 1999 V.Putin nói: “Giấc mơ trở thành hiện thực vào đêm giao thừa năm nay”. Sau một năm khi đã trở thành Tổng thống Liên bang Nga V.Putin tuyên bố: “Tôi sẽ đưa nước Nga trở lại vũ đài thế giới”. Điều đầu tiên ông làm là thẳng tay vô hiệu hóa quyền lực của các nhà tài phiệt mới nổi lên sau khi Liên Xô tan rã đang lũng đoạn nền kinh tế và thao túng chính trị. Tiếp đó ông đã trực tiếp chỉ huy đánh tan phiến quân ở Checknya, dấu hiệu cho nước Nga hồi sinh mang dấu ấn V.Putin.

Sau hơn 20 năm lãnh đạo đất nước (trong đó có một nhiệm kỳ làm thủ tướng), V.Putin đã tiến hành một loạt cải cách với tầm nhìn thời đại để vực dậy nước Nga trước nguy cơ lâm vào tình trạng suy sụp, tan rã. Nhiệm kỳ đầu ông tập trung vào chiến lược cải cách hệ thống thuế và lương hưu, sửa đổi luật đất đai và bất động sản, tìm cơ chế cho doanh nghiệp phát triển, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tiến hành định hình nền kinh tế: “Cơ chế thị trường định hướng xã hội”, gắn kinh tế với xã hội, thực hiện có hiệu quả hai chương trình công nghiệp và tài chính quốc gia gắn với công nghệ cao và tiềm lực quốc phòng. Kết quả đạt được là từ năm 2000 đến 2008, GDP tăng 94%, bình quân thu nhập đầu người tăng gấp đôi. Đây thực sự là một thành quả nổi bật của nước Nga mới.

Song trước khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, kinh tế Nga gặp khó khăn. Những bộc lộ của bộ máy quan liêu, tham nhũng ảnh hưởng đến sự vận hành và điều kiện kinh doanh, cũng như quản lý đất nước. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi vào năm 2014 phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đáp trả việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và hai tỉnh Donetsk, Lugansk đứng lên chống lại chính quyền bất hợp pháp Kiev do Mỹ dựng lên. Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm sụt xuống còn 1% trong giai đoạn 2012-2018, tiếp đến là bị đại dịch Covid-19. Trong lúc đó đang đứng trước nguy cơ NATO liên tục mở rộng, kết nạp thêm hàng loạt nước nhằm bao vây Nga, đặc biệt âm mưu kết nạp Ukraine để biến thành căn cứ quân sự lớn nhất của Châu Âu nhằm vào Nga.

Mặc dầu đã có thỏa thuận Minsk (năm 1915) được Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc thông qua, nhưng chính quyền Kiev không thực hiện mà còn đưa vào Hiến pháp Ukraine gia nhập NATO. V.Putin biết rõ âm mưu của Mỹ và NATO dùng con bài Ukraine làm bàn đạp tấn công Nga. Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự vào các nước NATO, đặc biệt đã cùng 40 quốc gia trong và ngoài NATO tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ thời chiến tranh lạnh, lấy căn cứ là Ukraine chĩa mũi nhọn vào Nga; triển khai thêm lực lượng từ các quốc gia trong khối NATO sát biên giới Nga; từ chối yêu cầu Nga không kết nạp Ukraine vào NATO. Còn Ukraine thì tiến hành hoạt động “tấn phát xít”, ra tay đàn áp khủng bố người Nga và người nói tiếng Nga, đặc biệt ở hai tỉnh Donetsk, Lugansk. Nga đã tiến hành hàng loạt hoạt động ngoại giao để làm giảm căng thẳng và đề xuất giải pháp chính trị gồm 8 điểm mà Nga cho rằng đó là “lằn ranh đỏ”.

Khi nắm được kế hoạch NATO sẽ kết nạp Ukraine, phớt lờ mọi giải pháp kể cả ngoại giao, cả răn đe quân sự khi Nga cho tiến hành cuộc tập trận lớn ở biên giới, buộc V.Putin phải dùng đến giải pháp “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào ngày 24/2/2022. Sự kiện này cho thấy bản lĩnh và thái độ kiên quyết của V.Putin trước âm mưu làm tan rã nước Nga và phương hại đến an ninh toàn cầu của Mỹ và phương Tây.

Với nước cờ cao tay và bằng con mắt tinh tường của nhà tình báo, V.Putin đã phán đoán, cân nhắc và tính toán kỹ. Khi quyết định “chiến dịch quân sự đặc biệt” và chủ động, linh hoạt, sáng tạo ra đòn đối phó tuyệt vời trước “cơn mưa trừng phạt” với trên 11.000 lệnh trừng phạt, cũng như viện trợ vũ khí và các phương tiện chiến tranh ồ ạt của Mỹ và phương Tây cho Ukraine. Một mặt Nga bình tĩnh từng bước triển khai cách đánh theo chiến thuật kiểu “cờ vây” cân nhắc từng bước và có trọng điểm, tránh đánh vào dân thường; mặt khác chống chọi với áp lực ghê gớm về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, truyền thông… với quyết tâm thực hiện mục tiêu của chiến dịch và phá thế áp đặt đơn cực của Mỹ cũng như phương Tây. Nước Nga chủ động, tỏ rõ uy thế của một quốc gia hùng cường, ra đòn trước âm mưu thâm độc của kẻ thù nhằm đấu tranh vì một thế giới tồn tại hợp tác đa phương và phát triển đa cực; mỗi quốc gia đều có quyền độc lập và tự chủ của mình. Chính vì vậy mà nhân dân Nga cũng như thế giới ngày càng hiểu rõ về bản chất của cuộc chiến này. Qua thăm dò đã có trên 81% người dân Nga luôn ủng hộ V.Putin và ở Liên hiệp quốc cho đến nay đã có 130/183 nước của Liên hiệp quốc ủng hộ hoặc không phản đối nước Nga.

Một lần nữa cho thấy lập trường của Nga và thái độ của V.Putin không thể nhân nhượng những gì thuộc về nguyên tắc khi mà nước Nga có nguy cơ bị tấn công bằng mọi thủ đoạn. Với V.Putin lãnh thổ Nga (bao gồm cả bốn vùng Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporizhzhia qua trưng cầu dân ý quyết định li khai Ukraine gia nhập nước Nga) phải được bảo vệ toàn vẹn, cấu trúc an ninh chính trị ở châu Âu và thế giới muốn có được hiệu lực thì không thể qua mặt Nga, càng không thể chĩa mũi nhọn vào Nga với âm mưu xâm lược và làm cho Nga tan rã. Vị thế địa chính trị giữa các nước lớn phải được tôn trọng bằng sự hợp tác và đối xử bình đẳng, tin cậy không đối đầu nhau thì thế giới mới có hòa bình thực sự, đảm bảo cho an ninh của mỗi nước và quốc tế được bền vững.

Hoàng Duy


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mỹ thông báo gói viện trợ vũ khí hơn 1 tỷ USD cho Ukraine
Gói viện trợ mới bao gồm 18 hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS và đạn dược, những hệ thống radar và thiết bị chống máy bay không người lái, 150 xe bọc thép, 150 phương tiện chiến thuật…
29/09/2022
Quốc vương Saudi Arabia bổ nhiệm Thái tử Mohammed bin Salman làm Thủ tướng
Ngày 27-9, Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz đã ban hành các sắc lệnh hoàng gia về việc cải tổ nội các, theo đó, Thái tử Mohammed bin Salman được bổ nhiệm làm Thủ tướng và Hoàng tử Khalid bin Salman được chỉ định làm Bộ trưởng Quốc phòng của nước này. 
28/09/2022
Liên hợp quốc kêu gọi chuyển đổi để ứng phó thách thức
Phiên thảo luận chung cấp cao trong khuôn khổ Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã kết thúc ngày 26/9 sau một tuần thảo luận.
28/09/2022
Bộ Ngoại giao Mỹ để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định Triều Tiên vẫn đang trong giai đoạn có những hành động khiêu khích và Bình Nhưỡng có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 7 mà không cần cảnh báo trước.
27/09/2022