Hiệu quả nuôi gà xương đen ở Bản Cưởm

14:45, 05/05/2023

BHG - Gà xương đen là giống gà đặc sản của tỉnh, tuy nhiên giống gà này chưa được người dân chăn nuôi rộng rãi. Là người tiên phong phát triển chăn nuôi mô hình gà xương đen đầu tiên ở Bản Cưởm, xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang) gia đình chị Vi Thị Ngoan đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và là nguồn cung cấp gà đen cho các nhà hàng, khách sạn vùng Cao nguyên đá phục vụ khách du lịch.

Chuồng trại chăn nuôi gà H’Mông xương đen của chị Vi Thị Ngoan, thôn Bản Cưởm 2, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang.
Chuồng trại chăn nuôi gà xương đen của chị Vi Thị Ngoan, thôn Bản Cưởm 2, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang.

Ở thôn Bản Cưởm 2, xã Ngọc Đường có hàng trăm con gà xương đen được chăn nuôi. Chủ nhân mô hình, chị Vi Thị Ngoan vui vẻ giới thiệu, đây là giống gà quý có đặc điểm thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam. Chị Ngoan chia sẻ cơ duyên biết đến và bắt đầu nuôi giống gà xương đen bản địa từ năm 2022. Chị Ngoan cho biết: “Ban đầu nhà tôi chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa biết đến giống gà xương đen này, sau khi được chính quyền địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Hội Nông dân xã tuyên truyền tôi mới biết đến giống gà xương đen H’Mông và được hỗ trợ phát triển mô hình từ nguồn con giống, thức ăn chăn nuôi và kỹ thuật”.

 Gà xương đen toàn thân bаo phủ màu đen, thịt đen νà xương cũng đen. Giống gà này rất dễ nuôi, ít bệnh tật và mang lại giá trị kinh tế cao. Với đặc điểm dễ chăm sóc, đầu tư ít vốn và tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, gà H’mông mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với gà thông thường. Chị Ngoan cho biết, gia đình đã đầu tư 3 gian chuồng với chi phí khoảng 60 triệu đồng, 15 triệu đồng tiền con giống. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, chị dùng đệm lót sinh học để khu chuồng trại sạch sẽ, không mùi. Cách làm đệm lót sinh học là dùng men sinh học trộn đều với trấu để lót chuồng gà, cứ khoảng 2 tuần thì thay đệm lót 1 lần. Thức ăn cho đàn gà chủ yếu là ngô, khoai, sắn và các phụ phẩm từ nông nghiệp. Còn kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho đàn gà được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn, đến nay gia đình chị đã nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc đàn gà theo từng giai đoạn. Trong đó, quan trọng nhất là cách phòng bệnh cho đàn gà.

Khi mới bắt đầu nuôi, đàn gà giống được khoảng 3 ngày tuổi, sau 4 tháng thì đàn gà lớn nhanh, phát triển tốt, trọng lượng đạt từ 1,5 - 2 kg trở lên/con, lúc này gà mái bắt đầu đẻ trứng, gà thịt có chất lượng ngon nhất. Chị Ngoan cho biết thêm: “Khi xuất bán lứa gà đầu tiên 500 con, với giá bán 160 nghìn đồng/kg, cao hơn so với giống gà nuôi thả vườn khác. Thấy có lãi, tôi đã quyết định mở rộng mô hình chăn nuôi với quy mô 700 con gà thương phẩm, nhờ chăn nuôi gối lứa, một năm nhà tôi xuất chuồng được 3 lứa gà, đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng cho gia đình”. Đến nay gia đình chị Ngoan đã chăn nuôi đàn gà lên đến 1 nghìn con, khách hàng đến tận nhà mua cả đàn, cung không đủ cầu. Gà thương phẩm nhà chị chủ yếu bán cho các nhà hàng, khách sạn ở các huyện vùng Cao nguyên đá để chế biến thành các món ăn đặc trưng của địa phương phục vụ khách du lịch.

Nhờ hiệu quả của mô hình đã giúp đem lại thu nhập khá cho gia đình chị Ngoan và nhiều người dân trong thôn đã đến học hỏi kỹ thuật chăn nuôi gà của gia đình chị. Việc gia đình chị Ngoan cùng người dân đưa gà xương đen về địa phương chăn nuôi rồi phát triển như hiện nay cho thấy đây là hướng đi phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, phát triển chăn nuôi gà đặc sản này theo chuỗi giá trị là hướng sản xuất hiệu quả, bền vững.

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Agribank Bắc Mê không ngừng mở rộng đối tượng vay vốn
BHG - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hiện đang là ngân hàng chủ lực triển khai 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Cho vay theo Nghị định 116 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn/tổ liên kết; cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02/NQ-CP; cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản, tín dụng ưu đãi phục vụ “nông nghiệp sạch”; cho vay xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững… Theo đó, Agribank Bắc Mê đã triển khai các giải pháp nhằm tăng độ phủ nguồn vốn vay và giúp huyện Bắc Mê tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội.
30/04/2023
Nông dân Quản Bạ phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sách
BHG - Thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quản Bạ, nhiều hội viên nông dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập. Đến nay, đã có hàng trăm hội viên được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng này, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
30/04/2023
Agribank Thanh Thủy hỗ trợ người dân làm giàu
BHG - Agribank Thanh Thủy phụ trách địa bàn 5 xã của huyện Vị Xuyên, gồm: Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải và Phương Tiến. Sau ảnh hưởng của dịch Covid -19, nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn cùng người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần đảm bảo kinh tế vĩ mô và thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thời gian qua, Agribank Thanh Thủy đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
29/04/2023
Đồng hành cùng huyện “cửa ngõ” Cao nguyên đá phát triển du lịch
BHG - Quản Bạ là huyện cửa ngõ Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang gần 50 km về phía Bắc, mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng cùng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Là vùng đất có nhiều tiềm năng về du lịch, nhận được sự đồng hành và tiếp vốn của Agribank Quản Bạ, nhiều hộ dân trên địa bàn có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, làm homestay, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng.
29/04/2023