Bảo tàng Hà Giang - Nơi bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
BHG - Hà Giang, với bề dày lịch sử và sự phong phú đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc, chính là một trong những "viên ngọc quý" của nền văn hóa Việt Nam. Yếu tố cốt lõi của việc giữ gìn và bảo tồn di sản không chỉ tạo nên bản sắc riêng cho tỉnh mà còn góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
|
|
Chỉ dẫn di chuyển đi Bảo tàng Hà Giang từ Quảng trường 26/3 |
Sau thời gian cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, bảo tàng Hà Giang trở thành biểu tượng văn hóa của tỉnh, góp phần quảng bá du lịch và là cầu nối giữa văn hóa truyền thống với hiện đại.
Bảo tàng Hà Giang sau khi được cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất |
Bà Dương Thanh Hương - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Giang cho biết:
|
Tại khu vực khánh tiết, du khách có thể thấy những tấm pano được lấy ý tưởng và thiết kế từ màu sắc trên trang phục của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang với độ cao thấp khác nhau giúp cho du khách liên tưởng tới những cung đường, ngọn núi, địa bàn nơi sinh sống của đồng bào miền biên giới.
|
|
Khu vực Khánh tiết được lấy ý tưởng từ màu sắc trên trang phục thổ cẩm của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang |
Bảo tàng hiện đang lưu giữ khoảng 600 hiện vật và được bố trí trưng bày theo 4 chủ đề chính: Hà Giang những dấu mốc lịch sử; Ba vùng sinh thái; Văn hóa đa dạng và Xây dựng cuộc sống mới.
|
Là vùng đất lưu giữ những dấu mốc quan trọng về lịch sử hình thành trái đất, quá trình tụ cư của đồng bào các dân tộc và những đóng góp quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, chiến tranh bảo vệ biên giới 1979-1988 của cán bộ, và nhân dân các dân tộc Hà Giang.
Quá trình hình thành vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc |
Mỗi hiện vật gắn liền với một câu chuyện, dấu mốc lịch sử |
Con đường Hạnh Phúc được khởi công năm 1959 và hoàn thành năm 1965. Với tổng chiều dài 185 km, con đường Hạnh Phúc đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
|
|
Quá trình làm con đường Hạnh Phúc của thanh niên xung phong và đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân dân các dân tộc |
Thiên nhiên hùng vĩ đã tạo cho mảnh đất địa đầu tổ quốc 3 vùng sinh thái:
Ba vùng sinh thái thiên nhiên và đa dạng động, thực vật hoang dã |
Ngoài sự phong phú về sinh thái thì Hà Giang còn là vùng đất hội tụ nhiều giá trị đặc sắc, không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi chiều sâu văn hóa đa dạng và bản sắc riêng biệt của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Một số nét văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang |
Một số nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang |
Không gian cuối cùng của bảo tàng mang chủ đề: “Xây dựng cuộc sống mới”, bao gồm hình ảnh về các công trình xây dựng tiêu biểu, những tấm gương người tốt, việc tốt ở Hà Giang cho thấy sự phát triển từ một tỉnh nghèo nhất nước nay đã hội nhập với sự phát triển chung của cả nước.
Hà Giang đã chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực so với thời điểm tái lập tỉnh năm 1991 |
Trong đó, thu hút sự quan tâm nhiều nhất của du khách tham quan là chủ đề đa dạng văn hóa bởi Hà Giang là vùng đất có sự đa dạng văn hóa của 19 dân tộc thiểu số cùng chung sống, mỗi dân tộc đều mang những nét đặc trưng riêng độc đáo về phong tục tập quán, ngôn ngữ và tín ngưỡng.
Nét đặc trưng về phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh |
Qua 4 chủ đề trưng bày, bảo tàng Hà Giang khắc họa nên bức tranh toàn diện về mảnh đất địa đầu Tổ quốc, mỗi chủ đề đều phản ánh chiều sâu lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nét đa dạng về văn hóa dân tộc của tỉnh.
Ngoài trưng bày các chủ đề cố định, Bảo tàng Hà Giang còn thường xuyên tổ chức và thay đổi các chuyên đề trưng bày đặc biệt, gắn liền với các ngày kỷ niệm quan trọng của đất nước. Từ đó, thu hút và nâng cao nhận thức du khách tham quan, đồng thời làm nổi bật những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với từng trang lịch sử oai hùng của dân tộc.
Chuyên đề đặc biệt “Bản hùng ca đất nước” chào mừng kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Phủ |
Chị Ngọc Anh - hướng dẫn viên bảo tàng chia sẻ:
|
Bên cạnh đó, bảo tàng còn phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục - Đào tạo và các đơn vị trường học để tổ chức các buổi tham quan trải nghiệm cho học sinh với tiêu chí “Chơi mà học - Học mà chơi” từ đó giáo dục ý thức cho các em về việc kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
|
|
Học sinh trải nghiệm tham quan tại bảo tàng. | |
|
Bảo tàng Hà Giang không chỉ là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn là nơi để học tập nghiên cứu giá trị những câu chuyện từ hiện vật lịch sử. Qua những câu chuyện giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của cội nguồn, giá trị truyền thống địa phương. Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc kế thừa và bảo tồn giá trị truyền thống đối với quê hương, đất nước.
|
Nội dung: Thu Huyền | Thiết kế: Thu Trang