Chất độc mầu da cam đối với sức khỏe con người

08:46, 09/08/2012

HGĐT- Chất độc mầu da cam (CĐMDC) là một chất diệt cỏ được sản xuất vào những năm 1940. Chất này đã được quân đội Mỹ và đồng minh sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam để làm trụi rừng và rừng sú vẹt nhằm làm lộ ra các con đường vận tải và các căn cứ quân sự; phá huỷ mùa màng ngăn ta không có lương thực dự trữ.


Để phân biệt các chất khác nhau, các thùng được mang những cái băng màu nhận dạng. Tên “chất màu da cam” (CMDC) đại diện cho tất cả các chất diệt cỏ đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam , thành phần của nó có chứa đi-ô-xin. Theo các thống kê, từ năm 1961 đến năm 1971, có 76 triệu lít chất diệt cỏ đã được trút xuống Việt Nam. Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Đây là loại chất độc thuộc loại độc hại nhất, nó gấp khoản 67 nghìn lần xianua kali. Ở người, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn với đi-ô-xin hàm lượng cao có thể dẫn đến những triệu chứng ngoài da, tạo ra những vết sẫm màu, hoặc các rối loạn chức năng của gan. Các tiếp xúc lâu dài có thể tác đến hệ thống miễn dịch, gây rối loạn sự phát triển hệ thần kinh, tuyến nội tiết và cả chức năng sinh sản. Tiếp xúc trường kỳ với đi-ô-xin có thể làm xuất hiện một số bệnh ung thư ở động vật.

 

CĐMDC không chỉ gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với những người tham gia chiến tranh mà còn phơi nhiễm sang các thế hệ sau. 30 năm sau, những triệu chứng liên quan tới đi-ô-xin vẫn xuất hiện thường xuyên ở Việt Nam . Trẻ em sinh ra từ các gia đình có người bị nhiễm độc (thuộc thế hệ thứ 3) vẫn bị các dị tật có thể kết luận là do dảnh hưởng của đi-ô-xin. Ở nhiều vùng, tỉ lệ đi-ô-xin trong đất vẫn còn rất cao. Một số nghiên cứu còn cho thấy, vì đi-ô-xin vẫn còn trong đất và các nguồn nước, các hoạt động nông nghiệp trong các vùng bị nhiễm độc cũng có khả năng gây ảnh hưởng lên người. Sức khỏe cộng đồng đã và vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng vì còn những đứa trẻ sinh ra phải mang những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn trí tuệ, nguy cơ mắc các bệnh ung thư của chúng rất cao... Bên cạnh đó, CMDC/Dioxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sảy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm Dioxin. Thai nhi bị ảnh hưởng CĐMDC khi sinh ra thường bị các dị tật bẩm sinh, chủ yếu là mang các dị tật như hở hàm ếch, thiếu hoặc thừa ngón chân, ngón tay, não úng thủy, vô sọ, thoát vị não- màng não, thoát vị tủy- màng tủy; với sản phụ hay gặp các trường hợp thai chết lưu, sảy thai, thai trứng, thai chết bất thường.

 

Nhận thức được tác hại của CĐMDC /dioxin và nỗi đau của người bị nhiễm chất độc cũng như có những hành động chăm sóc nạn nhân CĐMDC/dioxin là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Vì hậu quả của nó để lại di truyền từ đời này sang đời khác. Quan tâm, chăm sóc người nhiễm CMDC là việc làm của toàn xã hội, điều đó sẽ làm dịu đi nỗi đau bệnh tật, rút ngắn khoảng ngăn cách giữa nạn nhân nhiễm CĐMDC với xã hội. Họ rất cầnsự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng để bớt đi sự mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.

                                                                            KIM HUỆ

                                                                 (Trung tâm TT – GDSK)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội đàm giữa Sở Y tế tỉnh ta và Cục Y tế huyện Malypho, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
HGĐT- Ngày 26.7, Đoàn đại biểu Cục Y tế huyện Malypho, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do bà Tô Minh Diễm, Giám đốc Cục Y tế và Dân số kế hoạch làm Trưởng đoàn và Đoàn đại biểu Sở Y tế tỉnh Hà Giang, do ông Trần Đức Quý, Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng đoàn đã tiến hành Hội đàm hợp tác phòng chống HIV/AIDS, kiểm dịch y tế, phòng, chống bệnh sởi, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh
31/07/2012
Đẩy mạnh điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
HGĐT- Theo thống kê của Bộ Y tế: Lây truyền HIV từ mẹ sang con là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm HIV ở trẻ dưới 15 tuổi, 99% số trẻ nhiễm HIV từ nguyên nhân này. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV được chăm sóc và điều trị dự phòng kịp thời thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ giảm.
29/07/2012
Khó khăn trong công tác Dân số - KHHGĐ
HGĐT- Với điều kiện đặc thù của Hà Giang, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, nhận thức của người dân đối với công tác dân số còn nhiều hạn chế, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa thì đội ngũ cán bộ dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) đóng vai trò rất quan trọng.
26/07/2012
Có thể ngăn chặn được AIDS
Ngày 22/7/2012, tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, Hội nghị Thế giới phòng chống AIDS lần thứ 19 đã khai mạc với sự tham dự của khoảng 25.000 đại biểu. Hội nghị này tập trung bàn thảo về các biện pháp nhằm giúp bệnh nhân ở những nước nghèo tiếp cận nhiều hơn nữa thuốc kháng HIV trong bối cảnh các liệu pháp chữa trị gần đây có những kết quả khả quan.
25/07/2012