Hiệu quả hoạt động của nhóm “Sức khoẻ sinh sản - Tín dụng/tiết kiệm - Khuyến nông”

07:59, 12/06/2008

(HGĐT)- Hội Nông dân tỉnh là một trong những đơn vị phối hợp với BQL Dự án VNM7PG0001 (Dự án nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ sức khoẻ sinh sản) thực hiện công tác truyền thông chuyển đổi hành vi dân số - sức khoẻ sinh sản trên địa bàn các huyện: Yên Minh, Đồng Văn và Xín Mần.


 
 Ông Tan Howie, Trưởng đại diện Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam làm việc với BQL Dự án VNM7PG0001.

Với những lợi thế như: Mạng lưới tổ chức hội phát triển rộng từ cấp huyện đến cấp thôn bản; số lượng hội viên lớn lại tập trung chính ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đây cũng chính là những vùng mà Dự án hướng tới…Những lợi thế này đã góp phần giúp Hội thực hiện có hiệu quả các hoạt động của mình.


Từ những tháng đầu triển khai Dự án chu kỳ (2006- 2010), Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện công tác truyền thông theođúng lộ trình kế hoạch của BQL Dự án tỉnh xây dựng hàng năm. Nội dung các buổi truyền thông xoay quanh những vấn đề về chăm sóc SKSS như: Kế hoạch hoá gia đình; làm mẹ an toàn; phòng tránh phá thai và nạo phá thai an toàn; phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/ AIDS; chăm sóc, bảo vệ và tăng cường SKSS vị thành niên; bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS... Ban đầu, công tác truyền thông được thực hiện theo hình thức Ban quản lý tiểu dự án của Hội Nông dân tỉnh xuống các huyện, các xã tổ chức các lớp truyền thông với số lượng hội viên tham gia nhất định. Hình thức này tuy đạt được mục đích là nâng cao nhận thức của hội viên nhưng nó chưa đạt được mục tiêu chuyển đổi hành vi một cách sâu rộng bởi kế hoạch mở lớp có hạn nên số hội viên được tham gia các lớp tập huấn không nhiều.


Nhận thấy rõ điểm yếu này, từ năm 2007, căn cứ hướng dẫn của TW Hội Nông dân Việt Nam, BQL tiểu dự án Hội Nông dân tỉnh phối hợp với hội Nông dân 3 huyện Đồng Văn, Yên Minh, Xín Mần thực hiện công tác truyền thông theo hình thức mới. Đó là thành lập các nhóm “ Sức khoẻ sinh sản - Tín dụng/tiết kiệm – Khuyến nông”. Các nhóm này được thành lập trên cở sở các nhóm vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, đến nay, trên địa bàn 3 huyện đã thành lập được 32 nhóm, mỗi nhóm có 20 hội viên tham gia. Để các nhóm này đi vào hoạt động nề nếp, có hiệu quả, trong năm 2007, BQL tiểu dự án tỉnh Hội đã tổ chức 3 lớp tập huấn, đào tạo về công tác tổ chức, điều hành nhóm cho 80 người là cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cấp xã và đội ngũ nhóm trưởng, nhóm phó của 32 nhóm lồng ghép mới thành lập. Mặc dù mới được thành lập nhưng hầu hết các nhóm đã và đang hoạt động rất tích cực, có hiệu quả. Các nhóm đều tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng. Nội dung sinh hoạt phong phú, hội viên tham gia nhóm không chỉ được truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc SKSS mà còn được hướng dẫn kỹ thuật khuyến nông, cách thức vay vốn và sử dụng vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Điều đặc biệt là hầu hết các nhóm được thành lập theo từng dân tộc, trong 32 nhóm thì có 18 nhóm có 100% thành viên là người dân tộc Mông; 7 nhóm có 100% người dân tộc Nùng; 2 nhóm có 100% người dân tộc Giấy; 1 nhóm người dân tộc Dao; 1 nhóm người dân tộc Hán và chỉ có 3 nhóm có từ 2 dân tộc trở lên. Việc thành lập các nhóm theo từng dân tộc thực sự đã phát huy được hiệu quả truyền thông bởi khi sinh hoạt, các nhóm trưởng, nhóm phó, bằng những kiến thực đã được tập huấn do cán bộ truyền thông cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn họ đã biết cách truyền đạt tới các thành viên trong nhóm theo phong tục, truyền thống, ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Chính sự gần gũi, thân quen này mà nội dung truyền thông đã được các thành viên trong nhóm nhận thức rất nhanh.


Có thể thấy, công tác truyền thông thông qua các nhóm lồng ghép đã thực sự phát huy hiệu quả, bởi nó được triển khai rộng, hình thức triển khai gần gũi, thân quen với từng đối tượng. Cách tiếp cận này cũng là một trong những điều mà ông I an Howie, Trưởng đại diện Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam khi lên làm việc tại tỉnh ta đã khuyên BQL dự án tỉnh ta cần làm đó là: “ Với trên 20 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, do đó các bạn cần có phương pháp tiếp cận riêng đối với từng dân tộc. Đó là cách tiếp cận về văn hoá thông qua việc lồng ghép nét văn hoá của từng dân tộc với công tác truyền thông và ngôn ngữ tiếp cận. Tính được các yếu tố này thì các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi sẽ đến với người dân và người dân có thể hiểu thông qua ngôn ngữ của họ và nét văn hoá của họ”.


Khánh Toàn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát động ngày “vi chất dinh dưỡng” tại xã Phương Tiến
(HGĐT)- Ngày 27.5, Viện Dinh dưỡng Trung ương phối hợp với Trung tâm YTDP tỉnh, Trung tâm YTDP huyện Vị Xuyên triển khai các hoạt động ngày “Vi chất dinh dưỡng” tại xã điểm Phương Tiến, huyện Vị Xuyên.
30/05/2008
Bí quyết giữ cho huyết áp chuẩn
Tăng huyết áp không phải là bệnh mà là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt còn có thể đơn thuần do ăn uống ở một số người quá thừa protein, ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn uống các chất quá dư thừa, cơ thể ít vận động, người béo phệ.
29/05/2008
Ngộ độc nấm ở Đạo Đức, Vị Xuyên
(HGĐT)- Trưa ngày 27.5, 2 gia đình anh Nguyễn Văn Thức và ông Nguyễn Văn Đại tại thôn Làng Cúng, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) gồm tất cả 11 người đã bị ngộ độc do ăn phải nấm độc. Được biết, anh Nguyễn Văn Thức và Nguyễn Văn Quyết (con ông Nguyễn Văn Đại) cùng đi chăm sóc ruộng ngô của gia đình mình thì phát hiện có nấm, hai anh đã hái về nấu bữa trưa cho cả 2 gia đình cùng ăn.
29/05/2008
Khi nào cần dùng kháng sinh cho trẻ?
Hiện nay việc dùng kháng sinh ở nước ta chưa đi vào nề nếp, dùng chưa đúng và chưa hợp lý, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi nào phải dùng kháng sinh luôn là một bài toán ngay đối với chính các thầy thuốc, nhất là khi quyết định ấy dành cho trẻ em bởi nếu sự lựa chọn không chính xác sẽ gây hại cho trẻ không chỉ hiện tại mà cả tương lai sau này.
27/05/2008