Hiệu quả từ một dự án

15:47, 27/04/2007

(HGĐT)- Huyện Đồng Văn có 17 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 88,60%, trình độ dân trí thấp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn; nhất là đối với chị em phụ nữ, sự hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) còn hạn chế.


 
 
Được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện và nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, Đồng Văn được sự đầu tư của Dự án UNFPA từ năm 2002, đến nay đã tác động nâng cao sự hiểu biết của người dân về chăm sóc SKSS như thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại, khám, điều trị phụ khoa... từ đó, đã góp phần nâng cao sức khỏe của nhân dân.

 

Năm 2006, theo thống kê của ngành y tế huyện Đồng Văn, số phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng là 11.285 người, cần được sự theo dõi, chăm sóc của ngành y tế. Chính vì vậy, việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe đến từng người dân trên 220 thôn bản ở Đồng Văn là điều cần thiết. Dự án UNFPA đã đào tạo nâng cao năng lực truyền thông thay đổi hành vi ở huyện cho 1.040 đồng chí cán bộ chủ chốt, cán bộ dân số, gia đình và trẻ em, y tế thôn bản các khối đoàn thể. Và công tác DS/SKSS đã được triển khai sâu, rộng tới các xóm bản giúp người dân nhận thức cơ bản về chăm sóc SKSS và phục hồi sức khỏe. Từ đó, bình quân mỗi năm tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ sử dụng BPTT tăng 4,25% và tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa mỗi năm giảm 7,14%. Các tài liệu truyền thông đã được in ấn và dịch thành nhiều thứ tiếng đáp ứng được yêu cầu của từng dân tộc trên địa bàn, giúp các đối tượng nghe, xem dễ hiểu, dễ nhớ và làm theo, từ đó đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của nhân dân. Dự án về phục hồi SKSS được đầu tư vào Đồng Văn nâng cao công tác tuyên truyền cho bà con về cách thức, biện pháp chăm sóc SKSS và đạt được kết quả đáng khích lệ. Xã được huyện chọn làm điểm đầu tiên của dự án là xã Sủng Là và tiếp đó nhân rộng ra 19 xã, thị trấn. Dự án đã đầu tư trang thiết bị đáp ứng kịp thời, phục vụ thiết thực cho công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, làm tỷ lệ phụ nữ chết do thai sản giảm xuống còn dưới 0,19%. Phụ nữ được khám thai đủ 3 lần/năm bình quân tăng 7,01% mỗi năm.

 

Dự án VNM7PG 0001 do UNFPA được tiếp tục triển khai tại huyện Đồng Văn trong năm 2007 và chọn 5 xã làm điểm đó là: Lũng Cú, Lũng Táo, Sảng Tủng, Sủng Trái, Tả Lủng. Hiện nay các điểm đã hoàn thiện việc khảo sát và tập huấn xong vòng một cho các bà mụ đỡ tại địa phương và y tế thôn bản. Tính hiệu quả bước đầu cho thấy rất khả quan, thu hút được người dân quan tâm, tham gia, hưởng ứng, phụ nữ đến thời kỳ sinh nở đã tin tưởng tìm đến các trạm y tế xã để theo dõi và sinh, người dân nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe của mình. Dự án được triển khai trong giai đoạn hai được tăng cường cả chiều sâu và chiều rộng, phát huy từ nền tảng, thành quả đã đạt được của giai đoạn một, tập trung ưu tiên cho những vùng đặc biệt khó khăn, đời sống của người dân còn mức thấp, ít có điều kiện quan tâm đến SKSS và các biện pháp bảo vệ chăm sóc.

 

Chính vì vậy, sự đầu tư hỗ trợ dự án VNM7PG có vai trò, ý nghĩa rất lớn đối với người dân và sự phát triển của xã hội tại các xóm bản của huyện Đồng Văn.


Trung Thành

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sự thật về bệnh tim và đột qụy
Bệnh tim xảy ra khi máu bị đông lại thường là nghẽn mạch máu. Trong khi đó đột qụy bị gây ra bởi hoặc là do tắc nghẽn máu hoặc là do tràn mạch máu trên não.
27/04/2007
Dứa - vị thuốc đa năng
Dứa không chỉ làm tan sỏi thận mà còn trợ giúp tiêu hóa, tẩy tế bào chết trên da... Tuy nhiên, không nên dùng dứa cho những người đang bị chảy máu.
25/04/2007
Trà giúp giảm nguy cơ ung thư da
Uống hai tách trà một ngày có thể giảm nguy cơ ung thư da, theo một nghiên cứu của Mỹ.
25/04/2007
Thuốc bộ đội về vùng cao
(HGĐT)- Đã từ lâu, đồng bào dân tộc thiểu số một vài nơi xã vùng cao Xín Mần của huyện Xín Mần đã quen với khái niệm "ốm no bò dậy". Bà con lấy cây rừng làm thuốc, không khỏi thì mời thầy về cúng và phó mặc bệnh nhân cho thầy. Bao nhiêu gà, gạo nếp, trâu bò làm lễ vật nhưng bệnh tình vẫn trầm trọng.
20/04/2007