Yên Minh, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhờ Chương trình 30a

07:26, 17/12/2014

HGĐT- Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ (giai đoạn 2009 – 2013), tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Yên Minh đã giảm xuống còn một nửa. Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh, Hoàng Quang Hoàn, cho biết: “Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, kết quả nổi bật ở huyện là tỷ lệ giảm nghèo nhanh, đời sống nhân dân các dân tộc được nâng lên.



Mô hình trồng mía ở xã Hữu Vinh (Yên Minh) đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.


Cụ thể; năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của huyện trên 56%, đến năm 2014 giảm còn 28,5% theo chuẩn nghèo mới; trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5 - 8%. Cho thấy việc thực hiện Nghị quyết 30a trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn, chương trình dự án giảm nghèo bền vững đã có khởi sắc. Người dân nhận thức đúng hơn về việc phát triển kinh tế hộ gia đình và phát triển nông nghiệp nói chung”.


Để có được kết quả trên, từ những ngày đầu thực hiện Nghị quyết, huyện đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo, xây dựng Đề án giảm nghèo nhanh, bền vững theo điều kiện của địa phương; tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm cho từng thành viên ở cấp xã, thị trấn. Trên cơ sở xác định nông nghiệp là lĩnh vực chiếm trên 80%, huyện tập trung tuyên truyền, vận động và tổ chức tập huấn cho người dân tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế hộ để áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ về vốn, giống cây, con, vật tư nông nghiệp như: giống ngô lai, lúa thuần, lợn đen, cây có giá trị kinh tế cao.... Từ những việc làm thực tế, người dân nhận thức rõ hơn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều.


Trong 5 năm, ngân sách T.Ư đã hỗ trợ huyện 120.672,89 tỷ đồng để thực hiện Chương trình 30a. Qua đó, triển khai được nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập như: hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất được 99.679,8 ha cho 62.372 lượt hộ chăm sóc. Cấp lương thực cho các hộ nghèo là 2.019,845 tấn gạo; hỗ trợ cho 1.883 hộ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp... Từ đó nâng cao diện tích đất sản xuất, người dân quan tâm đến việc thâm canh tăng vụ, tìm các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Các cơ quan chuyên môn cũng vào cuộc tìm tòi, nhân rộng được 6 mô hình giảm nghèo điển hình với sự tham gia của 242 hộ nghèo, đã giúp 42 hộ vươn lên thoát nghèo.


Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các chương trình đầu tư được triển khai có hiệu quả, đảm bảo đúng chính sách, đối tượng thụ hưởng và phù hợp nhu cầu thực tế của nhân dân. Thực hiện việc giáo dục, đào tạo, dạy nghề, đã mở 289 lớp trong đó 167 lớp đào tạo theo chương trình 30a cho 8.577 lượt người tham gia. Sau học nghề có 50% lao động được bố trí việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn từ 13% lên 32%. Tuyên truyền xuất khẩu lao động cho trên 10.000 lao động sang các thị trường Malaysia , Hàn Quốc, Nhật Bản, giúp đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển KT - XH như điện, đường, trường, trạm, chợ, nhà văn hóa cũng được quan tâm với 230 công trình có giá trị là 135.311 tỷ đồng được xây dựng, trong đó có 82 công trình đã hoàn thành và 148 công trình đang thi công. Các chính sách khuyến công và phát triển thương mại được chú trọng với việc hỗ trợ, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương là chè cổ thụ, mật o­ng bạc hà, xoài.


Được quan tâm đầu tư toàn diện về KT - XH, qua 5 năm Nghị quyết 30a được thực hiện theo đúng quy trình, nhu cầu của người dân từ thôn đến xã, huyện. Dù còn một số hạn chế như nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 30a cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng ít so với nhu cầu của địa phương. Việc vận động nhân dân thâm canh tăng vụ, áp dụng KHKT, đưa giống mới vào trồng trọt, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí thấp, địa bàn rộng, thời tiết khắc nghiệt; nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất hàng năm còn thấp và thường được phân bổ chậm so với thời vụ. Ngoài ra, thị trường lao động và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo trên địa bàn chưa phát triển nên khó khăn trong việc dạy nghề... Dù vậy, đồng chí Hoàng Quang Hoàn, cho biết thêm: “Huyện sẽ tiếp tục tập trung triển khai các chương trình dự án trên địa bàn gắn với mục tiêu XDNTM đưa vào Nghị quyết Đảng bộ sắp tới, từ đó xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể cho các xã, thôn, bản. Ưu tiên những công trình về đường giao thông, thủy lợi, các công trình văn hóa xã hội khác để người dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Phấn đấu thu nhập bình quân đến năm 2015 đạt 14 triệu đồng người/năm; tốc độ tăng trưởng, giá trị tăng đạt 12,66%/năm”.


Lê Hải

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sủng Trà chú trọng chính sách giảm nghèo
HGĐT- Với đặc thù là xã có 4 dân tộc: Mông, Dao, Giấy, Tày; trong đó dân tộc Mông chiếm 97% dân số toàn xã. Thời gian qua, xã Sủng Trà (Mèo Vạc) luôn chú trọng đến việc thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc và chính sách giảm nghèo được đặt lên hàng đầu.
16/12/2014
Khánh thành và bàn giao cầu treo thôn Ma Lù Súng, xã Bản Nhùng
HGĐT - Vừa qua, Đoàn từ thiện Hà Nội, Báo Hà Giang đã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao cầu treo thôn Ma Lù Súng, xã Bản Nhùng (Hoàng Su Phì). Dự lễ bàn giao có bà Trần Ánh Tuyết, Trưởng đoàn từ thiện Hà Nội cùng các thành viên trong đoàn; Lù Văn Chung, Phó chủ tịch UBND huyện; đại diện Báo Hà Giang, Đảng ủy, UBND xã Bản Nhùng.
16/12/2014
Tặng quà tại xã Sơn Vĩ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh
HGĐT- Trong 2 ngày 13 và 14.12, Đoàn từ thiện thành phố Hải Phòng do bà Phan Kim Oanh làm Trưởng đoàn phối hợp với Báo Hà Giang tổ chức tặng quà tại xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc) và tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Cùng đi có đồng chí Sùng Mí Chứ, Phó Tổng biên tập Báo Hà Giang.
15/12/2014
Trao bò giống cho 2 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Sủng Trà (Mèo Vạc)
HGĐT- Chiều 13.12, tại xã Sủng Trà (Mèo Vạc), Báo Hà Giang đã tổ chức trao 2 con bò giống trị giá mỗi con 15 triệu đồng cho 2 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Sủng Trà (đây là số tiền do Báo Hà Giang kêu gọi bà Trần Ánh Tuyết, Trưởng đoàn từ thiện Hà Nội hỗ trợ cho 2 hộ). Đến dự có đồng chí Sùng Mí Chứ, Phó Tổng biên tập Báo Hà Giang; lãnh đạo xã Sủng Trà và
15/12/2014