Trọng tâm phát triển bền vững miền cực Bắc

15:42, 05/11/2020

BHG - Điều tra, khảo sát, xác định nhu cầu học nghề; thí điểm và nhân rộng mô hình đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT); nhiều chính sách ĐTN mang tính đặc thù được áp dụng… Đây là một trong những nhóm giải pháp quan trọng được tỉnh quan tâm thực hiện trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì mục tiêu đưa Hà Giang hội nhập sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững.

Tiết học may thời trang tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh.
Tiết học may thời trang tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn: Mặc dù tỉnh ta đã có bước phát triển khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, giảm nghèo chưa thật sự bền vững, có sự chênh lệch lớn về mức sống giữa các vùng, trình độ dân trí không đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp… Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tỉnh ta trong việc tận dụng sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh, giữa Hà Giang với các tỉnh trong khu vực. Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện chính là đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững…

Hiện nay, tỉnh ta có trên 854 nghìn người, với 19 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đồng bào Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 32,07%, tiếp đến là đồng bào Tày (23,19%), Dao (15,08%)… Số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,9% dân số toàn tỉnh. Để ĐTN cho LĐNT, tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình được thành lập ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Đó là Ban Chỉ đạo Giảm nghèo, việc làm và dạy nghề. Trên cơ sở đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn trong việc ĐTN cho LĐNT. Đặc biệt, ngoài cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn của T.Ư về ĐTN cho LĐNT, tỉnh ta còn có nhiều chính sách riêng, nổi bật trong việc hỗ trợ ĐTN, như: UBND cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm (theo chính sách hiện hành) nhưng tối đa không quá 3 lần đối với người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan. Còn giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản thuộc vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 11 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung. Không những vậy, tỉnh còn thí điểm cơ chế đặc thù xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn và tổ chức ĐTN phi nông nghiệp tại 5 vùng động lực của tỉnh (thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê); theo đó, lao động học nghề được hỗ trợ tiền ăn tăng thêm 20.000 đồng/người/ngày thực học, ngoài tiền hỗ trợ theo chính sách hiện hành (kinh phí do cấp huyện bố trí).

Cùng với kết quả trên, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được rà soát, sắp xếp, tinh gọn để phù hợp với điều kiện thực tiễn, hướng đến hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nếu năm 2010, toàn tỉnh có 15 cơ sở dạy nghề thì nay, giảm còn 13 cơ sở GDNN, gồm: 1 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp và 9 trung tâm GDNN – giáo dục thường xuyên và 1 Trung tâm GDNN và sát hạch lái xe (tư nhân). Đặc biệt, các cơ sở GDNN hàng năm đều thành lập hội đồng, thực hiện rà soát chương trình, giáo trình dạy nghề để chỉnh sửa, bổ sung nội dung, cập nhật kiến thức công nghệ mới cho phù hợp với vùng, miền và nhận thức của người học để ban hành nội bộ phục vụ công tác đào tạo. Không những vậy, danh mục nghề được rà soát hàng năm, bổ sung nghề mới phát sinh mà người dân và nhu cầu thị trường lao động cần. Hơn nữa, UBND tỉnh còn giao cho các huyện chủ động rà soát, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động để xây dựng kế hoạch sát với nhu cầu người dân và tình hình phát triển KT-XH của từng vùng, địa phương. Căn cứ kết quả điều tra thực tế về số lượng, ngành nghề, thời gian học nghề của LĐNT để phê duyệt danh mục ĐTN. Đến nay, tổng số danh mục nghề nghiệp được tỉnh phê duyệt là 171 nghề với 96 nghề phi nông nghiệp và 75 nghề nông nghiệp.

Qua ĐTN cho LĐNT đã xuất hiện hàng trăm mô hình hiệu quả, được triển khai nhân rộng, như: Nghề nuôi và phòng, trị bệnh cho trâu, bò; trồng cây lạc, đậu tương; sản xuất cam VietGAP; kỹ thuật dệt Lanh; làm khèn Mông; sửa chữa máy nông nghiệp… Từ đây, thu nhập bình quân của gia đình có lao động tham gia học nghề tăng thêm từ 1,2 – 1,6 triệu đồng/tháng so với mức thu nhập trước khi tham gia học nghề. Đặc biệt, giai đoạn 2016 – 2020, tổng số LĐNT được học nghề là 52.279/55.000 người, đạt 95% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua ĐTN tăng qua từng năm. Nếu năm 2010 là 24,5% thì năm 2015 là 37,1% và dự kiến năm 2020 là 44%. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, sau học nghề, số lượng lao động có việc làm mới hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng đã biết vận dụng kiến thức, kỹ thuật mới áp dụng và sản xuất, đưa năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tăng lên; sử dụng thời gian nông nhàn nhận gia công sản xuất cho các doanh nghiệp hoặc mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) tại các địa phương…

Thực tế, nâng cao chất lượng ĐTN gắn với giải quyết việc làm được tỉnh ta xác định là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài cho sự nghiệp phát triển KT-XH, xây dựng NTM, xóa nghèo bền vững. Do vậy, tỉnh ta đã, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị này. Trong đó, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, cơ sở GDNN với các doanh nghiệp về công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp để người lao động nhận thức đúng về học nghề, từng bước chuyển dịch cơ cấu LĐNT; đẩy mạnh thu hút người lao động, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số tham gia học nghề đối với những nghề đòi hỏi kỹ thuật cao, khắc phục tình trạng thiếu thợ có tay nghề, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, du lịch, dịch vụ chất lượng cao ở địa phương và thị trường lao động…

Bài, ảnh: PHƯƠNG THÙY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những công trình ý nghĩa tiếp thêm động lực cho học sinh, người nghèo ở Vị Xuyên

BHG - Nhằm chia sẻ những khó khăn với người dân, các em học sinh nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng, trong thời gian qua, Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, Quỹ tấm lòng Việt - Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty TNHH FM Trading đã quan tâm và hỗ trợ kinh phí hàng tỷ đồng xây dựng điểm trường, nhà tình nghĩa trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Qua đây đã góp phần sự khích lệ, động viên người dân, học sinh vùng khó khăn nỗ lực học tập và an cư lạc nghiệp.

 

30/10/2020
Phụ nữ dân tộc thiểu số khẳng định vị thế trong thời kỳ hội nhập

BHG - Trong thời kỳ hội nhập, cùng với phụ nữ cả nước nói chung và phụ nữ huyện Đồng Văn đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp to lớn trong sự phát triển của địa phương nói riêng và vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi.

 

30/10/2020
Ngân hàng CSXH nới lỏng điều kiện vay vốn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19

BHG - Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) vừa ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động với lãi suất 0% theo Nghị quyết 154/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 

29/10/2020
Phát huy vai trò tiên phong của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội

BHG - Những năm qua, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Đồng Văn đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, cũng như phát huy tốt vai trò tiên phong trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nhờ đó, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển KT-XH; từng bước xây dựng Đồng Văn ngày càng giàu đẹp, trở thành huyện trọng điểm du lịch của tỉnh.

 

29/10/2020