Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

10:14, 12/02/2025

BHG - Tối 11.2, tại Bảo tàng tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; học sinh trên địa bàn thành phố Hà Giang và đông đảo công chúng yêu thơ.

Phó Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Hồ Việt Sơn phát biểu khai mạc.
Phó Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Hồ Việt Sơn phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Hồ Việt Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh nhấn mạnh: Sau hơn 20 năm tổ chức, Ngày thơ Việt Nam đã trở thành sự kiện thường niên được đông đảo người dân và công chúng yêu thơ đón đợi. Ngày thơ không chỉ lan toả tình yêu thơ ca mà còn là dịp để tìm hiểu, tự hào về nền thi ca của dân tộc, giúp các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ và công chúng gặp mặt, chia sẻ. Với chủ đề “Tổ quốc bay lên” nhằm ca ngợi những thành tựu của đất nước, của tỉnh đạt được thời gian qua; truyền cảm hứng sống, lao động, sáng tạo, khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới. Đồng thời, khuyến khích, tiếp thêm nguồn động lực cho các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Đông đảo đại biểu, công chúng yêu thơ tham dự chương trình.
Đông đảo đại biểu, công chúng yêu thơ tham dự chương trình.

Sau hồi trống khai hội, đông đảo nhà thơ, người sáng tác thơ và công chúng yêu thơ được thưởng thức nhiều tiết mục trình diễn thơ, ca khúc phổ thơ, nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, thể hiện niềm tự hào về quê hương, đất nước. Nổi bật như các tác phẩm: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt); Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh); Hà Giang làm theo lời Bác; Bài ca dưới đá; Lũng Cú cờ bay; Hội xuân quê em... Đồng thời, các em học sinh được giao lưu, trả lời các câu hỏi tìm hiểu về văn học, nghệ thuật địa phương.

Nhiều tác phẩm thơ ca ngợi quê hương được thể hiện tại chương trình.
Nhiều tác phẩm thơ ca ngợi quê hương được thể hiện tại chương trình.
Một tiết mục trình diễn tại chương trình.
Một tiết mục trình diễn tại chương trình.

Tin, ảnh: PHẠM HOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đôi bạn tuổi rắn
Bé Ngọc đang cùng bạn Tôm tập cầu lông trước cửa, bỗng nghe tiếng hỏi: - Cháu ơi, đây có phải nhà cô Bích không? - Vâng. Cô tìm mẹ cháu ạ? Mẹ ơi! Có ai hỏi mẹ này!
31/01/2025
Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa
BHG - Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy… ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc trong thôn chỉ đạo, lúc đó thôn rộng lớn bằng mấy thôn bây giờ mà số hộ cũng chưa đến 100 hộ. Ngày nay việc tổ chức lễ hội có nơi đã làm ở quy mô toàn xã, nhưng cách thức tổ chức có nơi đã giản tiện hơn nhiều so với ngày xưa.
31/01/2025
Nét đẹp văn hoá tâm linh ngày đầu năm mới của người dân Hà Giang
BHG - Đã thành thông lệ, vào sáng Mùng 1 Tết, từng dòng người ở khắp nơi lại tấp nập đổ về các điểm tâm linh trong tỉnh để viếng đầu năm và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.
30/01/2025
Trên đường Hạnh Phúc
BHG - Đường Hạnh Phúc mùa nào cũng đẹp, nhưng luôn rực rỡ nhất vào mùa Xuân. Trên cung đường này mỗi khi Xuân đến như phác họa một bức tranh về các loài hoa với đầy đủ những gam màu. Đó là sắc hồng của đào, hoa tam giác mạch, sắc trắng của hoa lê, hoa mơ, hoa mận... Các loài hoa của mùa Xuân nở bên đường Hạnh Phúc không hề hẹn trước, nhưng luôn khoe sắc cùng thời điểm như một dàn đồng ca hát khúc giao mùa. Dàn đồng ca đầy hương sắc ấy đã làm say đắm cả đất trời, khiến bướm, ong bịn rịn mãi không rời.
30/01/2025