Hội Nghệ nhân dân gian Xín Mần bảo tồn nghệ thuật quần chúng

10:30, 01/10/2024

BHG - Thời gian qua, việc bảo tồn nghệ thuật quần chúng (NTQC), giúp người dân nâng cao ý thức gìn giữ các loại hình nghệ thuật dân gian luôn được Hội Nghệ nhân dân gian (NNDG) huyện Xín Mần chú trọng thực hiện.

Hội NNDG huyện Xín Mần có 19 tổ chức cơ sở Hội, với hơn 600 hội viên hoạt động ở 3 lĩnh vực: Tín ngưỡng dân gian, văn hóa truyền thống, truyền dạy nghề truyền thống. Trong đó, công tác bảo tồn NTQC do các nghệ nhân thuộc lĩnh vực văn hóa truyền thống chịu trách nhiệm. Để việc bảo tồn đạt kết quả cao, các nghệ nhân sẽ tiến hành sưu tầm những điệu hát, múa của dân tộc mình rồi truyền dạy lại cho con, cháu trong gia đình, dòng họ; dạy cho từng nhóm nhỏ trong thôn, xóm. Với cách làm này, người dân có thể cảm nhận rõ hơn về nét đẹp của nghệ thuật truyền thống và nâng cao ý thức gìn giữ. Cụ thể: Dân tộc Nùng bảo tồn được hát Lướn, hát giao duyên, các điệu múa, kéo Nhị; dân tộc Mông bảo tồn được thổi khèn lá, múa khèn Mông...

Các nghệ nhân xã Cốc Rế tập hát Lướn.
Các nghệ nhân xã Cốc Rế tập hát Lướn.

Ngoài bảo tồn NTQC, việc lan tỏa vẻ đẹp các làn điệu nghệ thuật cũng được Hội NNDG huyện Xín Mần chú trọng. Theo đó, ở mỗi địa phương hoạt động giao lưu văn nghệ được các nghệ nhân duy trì thường xuyên vào những ngày lễ, Tết, hát mừng hạnh phúc tại đám cưới hoặc tiệc sinh nhật, chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi; ở từng thôn, bản đều có đội NTQC tham gia biểu diễn tại những sự kiện, ngày lễ lớn do xã, huyện tổ chức và thu hút được đông đảo người dân trên địa bàn tham gia, cổ vũ. Cùng đó, Hội NNDG còn đẩy mạnh kết hợp cùng với các trường học trên địa bàn đưa nghệ nhân vào giảng dạy múa gậy đồng xu, múa ngựa giấy, dạy múa khèn... cho học sinh. Qua đây tạo hiệu ứng tích cực, nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho giới trẻ ngay từ trên ghế nhà trường và góp phần nâng cao ý thức bảo tồn NTQC.

Chị Vàng Thị Phương, thành viên đội văn nghệ dân gian truyền thống thôn Cốc Pài, thị trấn Cốc Pài chia sẻ: Mặc dù công việc khá bận rộn, nhưng với tình yêu, niềm đam mê ca hát và mong muốn gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình nên các thành viên trong đội luôn nhiệt tình tập múa, tập hát. Sinh hoạt trong đội văn nghệ như “món ăn tinh thần” sau thời gian lao động vất vả, giúp các thành viên quên đi mệt mỏi và có thêm nguồn động lực để phát triển kinh tế.

Nghệ nhân Váng Vần Séng (thị trấn Cốc Pài) biểu diễn kéo nhị.
Nghệ nhân Váng Vần Séng (thị trấn Cốc Pài) biểu diễn kéo nhị.

Bên cạnh việc bảo tồn NTQC, phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện. Bằng việc các nghệ nhân trong Hội NNDG có thể tự sáng tác những bài hát với nội dung ca ngợi Đảng, Nhà nước; những thành tựu của chính quyền địa phương; cách làm hay trong phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục... và truyền tải đến người dân theo hình thức sân khấu hóa đã, đang giúp công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân tại các địa phương đạt được kết quả cao.

Chủ tịch Hội NNDG huyện Xín Mần, Xèn Văn Chà cho biết: NTQC đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, tạo nên sợi dây liên kết chặt chẽ trong các cuộc gặp gỡ của các dân tộc trên địa bàn huyện. Việc bảo tồn những giá trị tốt đẹp của NTQC luôn được Hội chú trọng thực hiện và các nghệ nhân đều nêu cao trách nhiệm của mình trong quá trình truyền dạy cho giới trẻ. Làm tốt công tác bảo tồn NTQC tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, tăng cường tình đoàn kết cộng đồng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân. Giúp người dân chủ động phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và xây dựng nếp sống văn minh.

Bài, ảnh: Hồng Nhung

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sắc vàng ruộng bậc thang ở thành phố Hà Giang
BHG - Nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 10 km, 3 thôn Nà Thác, Khuổi My, Lùng Vài (xã Phương Độ, thành phố Hà Giang) đến hẹn lại lên, những thửa ruộng bậc thang tại 3 thôn vùng cao này lại bắt đầu chín rộ, thu hút đông đảo những du khách và các nhiếp ảnh gia trong, ngoài tỉnh đến khám phá, trải nghiệm. 
30/09/2024
Lễ Cầu mùa của người Pà Thẻn xã Tân Lập được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
BHG - Tối 26.9, tại thôn Minh Thượng (xã Tân Lập), UBND huyện Bắc Quang tổ chức Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu mùa (Mí nhung hơi) của người Pà Thẻn xã Tân Lập. Dự buổi lễ có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bắc Quang…
27/09/2024
Nghị quyết 11 "mở đường" cho du lịch Hà Giang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: Kỳ cuối: Định vị thương hiệu du lịch mang tầm quốc tế
BHG - Tại Lễ trao giải thưởng World Travel Awards 2024 (WTA) khu vực châu Á và châu Đại Dương, tổ chức tại Philippines vào tháng 9.2024, Hà Giang vinh dự được Tổ chức giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA) vinh danh là “Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á năm 2024”. Với giải thưởng danh giá này đã khẳng định cho hướng đi đúng của ngành du lịch tỉnh nhà qua việc từng bước hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết. Cùng với đó là chiến lược phát triển du lịch theo hướng “Chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, xanh, bền vững”, đây sẽ trở thành cơ sở để du lịch Hà Giang bước sang một trang mới và hướng tới vươn tầm quốc tế.
23/09/2024
Hồ Thầu phát triển du lịch bền vững
BHG - Hồ Thầu cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 32 km. Toàn xã có 8 thôn, bản, là nơi cư trú của người Dao, Mông, Nùng, Tày, Kinh… Với giá trị văn hóa (VH) đa dạng, đậm đà bản sắc truyền thống, cùng với đó, Hồ Thầu được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp như: Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang, đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, những cánh rừng nguyên sinh, rừng chè Shan tuyết cổ thụ…
23/09/2024