Hiệu quả Đề án giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống ở Bắc Quang

21:52, 10/07/2021

BHG - Sau khi Nghị quyết số 02-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh, ngày 6.1.2016 về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh được ban hành, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Bắc Quang đã khẩn trương triển khai các nội dung của nghị quyết; đồng thời ban hành các văn bản, tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.

Một buổi giáo dục truyền thống cho học sinh do Trường THCS Lương Thế Vinh tổ chức.
Một buổi giáo dục truyền thống cho học sinh do Trường THCS Lương Thế Vinh tổ chức.

Để cụ thể hóa Nghị quyết số 02-NQ/TU, BTV Huyện ủy Bắc Quang giao UBND huyện xây dựng Đề án giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các DTTS cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016 - 2020 và chỉ đạo các đơn vị trường học biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy. Các Đảng ủy trực thuộc cụ thể hoá các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của nghị quyết vào chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH phù hợp với từng địa phương; tập trung lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả ngay từ cơ sở.

Sau 5 năm triển khai thực hiện, việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống của các DTTS vào giảng dạy đạt được nhiều kết quả tích cực. Ngành Giáo dục – Đào tạo huyện tổ chức, tuyên truyền, tập huấn cho 100% cơ sở giáo dục với hơn 200 cán bộ quản lí, giáo viên các cấp học tham gia tiếp thu về quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết cũng như hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống, văn hóa truyền thống trong chương trình giáo dục hiện nay. Qua đó, tạo ra phong trào rộng khắp trong các cơ sở giáo dục, với nhiều cách làm sáng tạo, như: Lồng ghép qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa thông qua các cuộc thi: Tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, xử lý các tình huống khi tham gia giao thông; thực hành các tình huống cấp cứu người bị tai nạn, thương tích, đuối nước; giáo dục qua buổi chào cờ thứ Hai đầu tuần; trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội thiếu niên tiền phong, sinh hoạt Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Nhiều đơn vị trường học còn tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại để giúp các em trải nghiệm, tiêu biểu như: Trường Tiểu học và THCS Tân Thành; Trường THCS Lương Thế Vinh…

Cùng với giáo dục kỹ năng sống, công tác giới thiệu, truyền dạy văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, với các nội dung và hình thức phong phú, đa đạng: Giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và các phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian của địa phương; truyền dạy một số làn điệu dân ca của địa phương, như: Hát Cọi, hát Sli, hát Lượn, dân ca Mông; sử dụng một số nhạc cụ dân tộc: Khèn môi, Khèn lá, sáo Mông, đàn Tính…; tích cực vận động học sinh tham gia cuộc thi viết tìm hiểu về văn hóa các DTTS do Sở Giáo dục – Đào tạo phát động. Bên cạnh đó, nhiều trường học tổ chức cho học sinh tham quan di tích văn hóa lịch sử, làng nghề và mời các nghệ nhân truyền dạy văn hóa truyền thống cho học sinh. Thông qua đó, học sinh biết được các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các phong tục, tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian ở địa phương; có khả năng thực hành biểu diễn một số nhạc cụ dân tộc và hát các làn điệu dân ca bằng tiếng của dân tộc mình. Qua đó, góp phần vào công tác bảo tồn giá trị và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc trong sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Phát huy kết quả đạt được, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp huyện Bắc Quang tiếp tục huy động sự tham gia của các cấp, ngành và các đoàn thể xã hội, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phổ biến, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống của các DTTS vào giảng dạy trong các trường học; củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ giáo dục kĩ năng sống, truyền dạy văn hóa dân tộc; bố trí kinh phí cho hoạt động tham quan thực tế, tìm hiểu thực tiễn địa phương và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trực tiếp truyền dạy tại các trường học trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh: Bùi Thị Thịnh (Bắc Quang)


Cùng chuyên mục

Học sinh Hoàng Su Phì "Vượt vũ môn" giữa mùa đại dịch

BHG - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã đến gần, cùng với áp lực về thi cử, năm nay các thí sinh còn áp lực do dịch bệnh covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn các địa điểm thi vì thế đã có một sự chuẩn bị kỹ càng nhằm đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn nhất có thể.

 

30/06/2021
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại Hoàng Su Phì

BHG - Ngày 29.6, đồng chí Trần Đức Quý, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ thi cấp tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại huyện Hoàng Su Phì. Kỳ thi năm nay, huyện Hoàng Su Phì bố trí 2 điểm thi tại Trường THPT huyện và trường THPT xã Thông Nguyên, với tổng số 303 thí sinh, gồm 22 phòng thi.

29/06/2021
Đoàn công tác số 2 BCĐ thi cấp tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại các huyện

BHG - Trong 2 ngày từ 28 – 29.6, Đoàn công tác số 2 Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (Đoàn kiểm tra số 2) của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Phó BCĐ, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và Bắc Mê. Cùng đi có lãnh một số sở, ngành là thành viên Đoàn kiểm tra số 2.

29/06/2021
Những ngôi làng đẹp như cổ tích khắp thế giới

Lịch sử lâu đời, cảnh sắc thơ mộng hay sự quyến rũ từ những nhiều điều khác thường là điểm chung của các ngôi làng đẹp tựa thế giới cổ tích dưới đây. Hallstatt, Áo: Trông như một tấm bưu thiếp, ngôi làng Hallstatt được ôm ấp bởi các đỉnh núi và những đám mây thấp bao quanh. Nằm ở vùng núi Salzkammergut, lịch sử lâu đời của Hallstatt khởi đầu với việc người địa phương phát hiện ra các mỏ muối trong vùng vào thời tiền sử, khoảng năm 4.000 trước Công nguyên. Ngày nay, phần lớn kiến ​​trúc có niên đại từ thế kỷ 16.

29/06/2021