Hà Giang

Làm báo thời công nghệ 4.0

08:32, 17/06/2021

BHG - Những người làm báo thế hệ chúng tôi khi bước vào nghề, công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc, ngoài hệ thống mạng internet, hệ thống 3G, 4G được phủ sóng ở  hầu khắp các xã, thị trấn, có thể ngồi ở thôn, xóm vùng sâu, xa, khu vực biên giới cũng có thể truyền được thông tin nóng hổi về tòa soạn, máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số đã trở thành vật dụng không thể thiếu, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tác nghiệp của phóng viên.

Máy tính xách tay – thiết bị không thể thiếu của phóng viên Báo Hà Giang dùng để xử lý tin, bài ở mọi lúc, mọi nơi.
Máy tính xách tay – thiết bị không thể thiếu của phóng viên Báo Hà Giang dùng để xử lý tin, bài ở mọi lúc, mọi nơi.

Nghe những lớp nhà báo đi trước kể lại, năm 1991 khi tỉnh Hà Tuyên tách thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, một phần cán bộ của Báo Hà Tuyên cũ lên công tác tại Báo Hà Giang. Khi Báo Hà Giang mới được tái lập, phóng viên đi công tác ở cơ sở, nhất là ở địa bàn xa như ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần… phải mất cả tháng mới về tòa soạn. Các tin, bài viết bằng bút mực, máy ảnh chụp phim đen trắng phải đợi hết chuyến công tác trở về cơ quan mới xử lý được. So với thời hiện tại, tuy chỉ cách nhau 30 năm, nhưng công nghệ làm báo đã khác cả “Một trời một vực”. Ngày trước khó khăn là thế, nhưng những thông tin mang đậm hơi thở cuộc sống, những bức ảnh ghi lại chân thực cuộc sống, lao động, sản xuất đăng tải trên báo được bạn đọc trân trọng đón nhận, nâng niu. Ngày nay, thời đại công nghệ kỹ thuật số 4.0 đã hỗ trợ đắc lực, giúp thông tin của nhà báo được nhanh nhạy, kịp thời; hình thành đội ngũ những người làm báo năng động,  phản ánh sinh động, kịp thời mọi diễn biến của cuộc sống hàng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên, chính điều này cũng sản sinh ra lớp nhà báo không cần đi cơ sở, chỉ ngồi tại nhà hoặc tòa soạn gọi điện thoại phỏng vấn, “bốc mồm” người khác vào trong bài viết của mình, hoặc vào mạng internet “tham khảo” thông tin một cách triệt để, từ đó “sáng  tạo” ra những tác phẩm báo chí mùi mẫn nhưng lại không xuất phát từ thực tiễn lao động, sản xuất nên khi đọc độc giả có thể nhận thấy rất hời hợt, chung chung, có phần sai lệch, không đúng với những gì đang diễn ra.

  khi cầm tờ Báo Hà Giang, chỉ cần đọc tít, phần mở đầu đã biết bài viết đó của tác giả nào. Điều này quả không sai, khi trong tòa soạn có nhiều phóng viên, mỗi người lại có cá tính, phong cách, văn phong và phương pháp thể hiện, phân tích đề tài, vấn đề khác nhau.

Thực tế hoạt động báo chí thời gian gần đây cho thấy, khi công nghệ thông tin được trang bị từ “A đến Z”, với nhiều trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho phóng viên thì những tác phẩm na ná giống nhau xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo. Cùng một sự kiện, vấn đề nhưng hàng loạt tờ báo đưa giống nhau, chỉ khác mỗi tít, tên tác giả khiến người đọc bị “ngộ độc” thông  tin. Trong hệ thống báo Đảng địa phương cũng không tránh khỏi tình trạng phóng viên “tham khảo” thái quá các thông tin trên mạng nên trong quá trình viết còn dùng những câu, từ có tính chất địa phương, vùng miền, không phù hợp với phong cách thể hiện của tòa soạn (Ví như dùng từ “thắng nhanh” ở miền Nam để diễn đạt sự phanh gấp khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông ở miền Bắc); có phóng viên lười đi cơ sở nên nhờ người dân, cán bộ xã, thôn dùng điện thoại chụp ảnh sản xuất, chăn nuôi rồi gửi qua zalo, gmail về lại lấy tên mình. Hiện tượng phóng viên xuống cơ sở chỉ hỏi qua loa, lấy thông tin sơ sài, xây dựng thành bài viết mùi mẫn, nhưng sai cả tên, số liệu, địa chỉ thôn, xã theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Trước dòng chảy của thông tin ngày một đa dạng, phong phú thì áp lực của nghề báo ngày càng lớn, có những người mới vào nghề, muốn khẳng định mình một cách nhanh chóng nên tìm kiếm trên mạng để vẽ ra những tác phẩm thật hót, tít kêu to, nhưng nội dung lại trống rỗng, không ăn nhập.

Thiết nghĩ những hành động này của một bộ phận nhỏ người làm báo thật sai lầm, đáng lên án, bởi phong cách thể hiện của mỗi người làm báo đòi hỏi phải có thời gian, phải trải qua quá trình lao động bền bỉ, hòa mình với dòng chảy cuộc sống. Chỉ khi người phóng viên làm việc thực sự chăm chỉ, luôn đau đáu trước mỗi đề tài, vấn đề của thời cuộc mới sản sinh ra tác phẩm báo chí có sức lay động, tạo được sự đồng thuận của dư luận.

Bài, ảnh:  HOÀNG NGỌC


Cùng chuyên mục

"Trái ngọt" kết tinh từ Chỉ thị 05

BHG - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì vận dụng hết sức linh hoạt và sáng tạo, được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong cả hệ thống chính trị. Từ những nội dung đăng ký học tập và làm theo Bác cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tiễn địa phương đã kết tinh thành những "trái ngọt" trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa mảnh đất "cửa ngõ" phía Tây của tỉnh vững vàng trên con đường đổi mới.

16/06/2021
Hồ nước hình trái tim lãng mạn nhất Nhật Bản

Hồ Toyoni ở Meguro, Hokkaido, Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới bởi có hình trái tim vô cùng ấn tượng. Quang cảnh nơi này rất lãng mạn với rừng lá đổi màu theo mùa. Hồ Toyoni là một hồ nước ngọt ở độ cao khoảng 260m ở thị trấn Erimo, phía đông nam thành phố Tomakomai, Hokkaido, Nhật Bản. Hồ nước hình trái tim này trở nên nổi tiếng từ khi nó xuất hiện trong nhiều clip quảng cáo trên truyền hình.

16/06/2021
Góp phần nâng cao chất lượng các ấn phẩm Báo Hà Giang

BHG - Với vai trò là cơ quan của Đảng bộ tỉnh, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Những năm qua, Báo Hà Giang đã bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đóng góp vào sự thành công đó, có vai trò rất lớn của đội ngũ cộng tác viên (CTV) trong và ngoài tỉnh. Bằng trí tuệ, sự nhanh nhạy và niềm đam mê, đội ngũ này đã góp phần làm phong phú thêm nội dung, hình thức, chất lượng các ấn phẩm của Báo Hà Giang.

16/06/2021
Sở GD&ĐT Hà Giang tổ chức thi thử Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

BHG - Nhằm chuẩn bị tốt về kiến thức cho học sinh lớp 12 năm học 2020-2021 chuẩn bị tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; ôn tập và kiểm tra năng lực, kiến thức của học sinh lớp 12 để có đánh giá toàn diện khách quan về học sinh khối 12 năm học 2020-2021; phân tích kết quả thi thử từ đó đưa ra tư vấn biện pháp ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh nhằm nâng cao tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT năm 2021. Sở GD&ĐT Hà Giang ban hành kế hoạch tổ chức thi thử Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

15/06/2021