Hà Giang

Công ty Điện lực Hà Giang xây dựng văn hóa an toàn lao động

22:00, 10/05/2021

BHG - Điện là ngành sản xuất, kinh doanh mang tính đặc thù, người lao động trong ngành luôn phải chịu áp lực về rủi ro trong tai nạn lao động mỗi khi làm việc. Để giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn, hạn chế mức thấp nhất về sức khỏe người lao động và vật chất do tai nạn gây ra, Công ty Điện lực Hà Giang đã xây dựng văn hóa an toàn lao động (VHATLĐ) đến toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động trong ngành.

Lãnh đạo Công ty Điện Hà Giang và Điện lực các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc ký cam kết thực hiện VHATLĐ.
Lãnh đạo Công ty Điện Hà Giang và Điện lực các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc ký cam kết thực hiện VHATLĐ.

Xây dựng VHATLĐ trong toàn ngành điện, với mục tiêu từng bước hình thành ý thức làm việc an toàn của người lao động và tạo thói quen suy nghĩ về ATLĐ trước khi làm việc, từ chối thực hiện những công việc khi không đảm bảo an. Thúc đẩy hiệu quả lâu dài, bền vững trong công tác ATLĐ của đơn vị, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Điện lực Hà Giang, tạo hình ảnh người công nhân ngành điện thân thiện trong cộng đồng, xã hội; giảm thiểu sự cố và các vụ vi phạm về an toàn điện trong nhân dân.

Theo ông Hoàng Văn Thiện, Giám đốc Công ty Điện lực Hà Giang: Qua thống kê, phần lớn các vụ tai nạn lao động nguyên nhân chủ yếu là do con người; do đó, việc phòng, chống tai nạn lao động phải bắt đầu từ việc xây dựng VHATLĐ, để người lao động có ý thức tự bảo vệ mình, chấp hành nội quy, quy trình, quy định về ATLĐ là góp phần vào việc không để xảy ra tai nạn lao động trong sản xuất.

Công nhân – Người lao động ngành điện luôn phải làm việc trong điều kiện rủi ro vao về ATLĐ.
Công nhân – Người lao động ngành điện luôn phải làm việc trong điều kiện rủi ro vao về ATLĐ.

Để thực hiện các mục tiêu trong xây dựng VHATLĐ, với chủ đề “Đẩy mạnh xây dựng VHATLĐ - tăng cường chuyển đổi số trong quản lý an toàn vệ sinh lao động”, hiện Công ty Điện lực Hà Giang đang tập trung các giải pháp quản lý an toàn, huấn luyện và tuyên truyền đến người lao động nêu cao ý thức trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy trình, quy định về ATLĐ khi thực hiện công việc. Không ngừng học hỏi để hiểu kỹ quy trình, quy định về an toàn cũng như chuyên môn nghiệp vụ; Thực hành các kỹ năng trong công việc thường ngày để nâng cao trình độ chuyên môn, thành thạo về tay nghề; nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ, trong đó bắt buộc 100% người lao động phải tự hỏi và trả lời: Những mối nguy nào có thể xảy ra khi thực hiện công việc này? Mức độ nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn như thế nào? Biện pháp phòng tránh để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn, khi tiến hành công việc này?. Đồng thời luôn gương mẫu chấp hành và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện đúng, đủ các biện pháp an toàn được quy định trong khi làm việc; kiên quyết từ chối làm việc khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn. Từ cán bộ quản lý đến người lao động phải nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong ATVSLĐ và cam kết thực hiện tốt ATVSLĐ. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, từng bước thay đổi ý thức, thái độ và tạo niềm tin cho người lao động như xây dựng truyền thống văn hóa doanh nghiệp, nhận diện thương hiệu, gìn giữ uy tín của doanh nghiệp gắn liền với ATVSLĐ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ người quản lý tới người lao động; Rà soát, ban hành các quy trình, quy định phù hợp với thực tế; nâng cao chất lượng tự đánh giá nguy cơ rủi ro và biện pháp phòng tránh; cải tạo môi trường làm việc. Nâng cao chất lượng khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV, thực hiện điều dưỡng, chăm sóc tốt sức khỏe người lao động; phân công công việc cụ thể và phù hợp. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ, ứng dụng, trang bị các công cụ, dụng cụ sản xuất tiến tiến giảm sức lao động và nguy cơ mất an toàn. Xây dựng các qui định đảm bảo an toàn cho các TBA không người trực, Trung tâm điều khiển từ xa, các tổ trực, tổ thao tác lưu động,... Áp dụng khoa học công nghệ tự động hóa vào SXKD điện, nhằm tiết giảm lao động, nâng cao hiệu quả SXKD. Xây dựng các qui định đảm bảo an toàn cho công tác sửa chữa nóng (Hotline) lưới điện nhằm giảm thiểu thời gian cắt điện, nâng cao chất lượng cung cấp điện năng…

Tin tưởng rằng, với sự chung sức, đồng lòng của lãnh đạo, cán bộ, CNV-NLĐ trong toàn Công ty Điện lực Hà Giang, VHATLĐ được hình thành và triển khai thực hiện trong toàn thể cán bộ, CNV-NLĐ ngành điện lực Hà Giang, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn lao động trong SXKD.

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hương chè Lũng Phìn

BHG - Xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn nổi tiếng với chè Shan tuyết cổ thụ, có hương vị thơm ngọt của núi rừng. Chè Shan tuyết Lũng Phìn được trồng ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Toàn xã Lũng phìn có khoảng 15 hộ trồng chè Shan tuyết với gần 100 ha, tập trung chủ yếu tại các thôn: Cán Pẩy Hở A, Cán Pẩy Hở B và một số thôn khác. Quanh bản làng là những vườn chè xen lẫn với những nếp nhà bằng gỗ đơn sơ, cây chè dường như là một loại cây rất gắn bó với người dân nơi đây.

30/04/2021
"Nốt nhạc yêu" trên miền đá xám

BHG - "Trước đây ta đã thề với nhau/Giữa chợ tình Khâu Vai/Nay em lại để quả Pao rơi xuống đất/Xin hỏi gió người yêu của ta đâu?/Xin em đừng đau khổ/Không làm rẫy sẽ làm ruộng/Không thành vợ sẽ thành người yêu"... Tiếng khèn môi da diết, xốn xang chàng trai gửi đến người yêu của mình trong đêm chợ "phong lưu" trên miền đá lay động trái tim bao người.

29/04/2021
Ngân tiếng khèn Mông

BHG - Từ bao đời nay, cây khèn đã trở thành một yếu tố quan trọng trong đời sống, sinh hoạt văn hóa, thể hiện rõ nhất về tâm linh, tín ngưỡng, truyền thống của đồng bào Mông vùng cao. Nó được ví như linh hồn người Mông. 

28/04/2021
Khai mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Giang lần thứ nhất năm 2021

BHG - Sáng 27.4, tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh, Sở LĐTB&XH tổ chức khai mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Giang thứ nhất năm 2021. Dự có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở LĐTB&XH; các giảng viên, chuyên gia Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp, Viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đại học Công nghệ Hà Nội, Đại học Hùng Vương, Đại học Kinh tế kỹ thuật cùng 34 nhà giáo tiêu biểu xuất sắc đại diện cho 355 nhà giáo của 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

27/04/2021