Du lịch Hoàng Su Phì nỗ lực vượt khó

11:59, 07/03/2021

BHG - Năm 2020, hoạt động du lịch – dịch vụ trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì chịu ảnh hưởng không nhỏ do tác động của đại dịch Covid – 19. Tuy nhiên, với sự năng động, linh hoạt trong lãnh, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền; sự nỗ lực, đoàn kết của cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã từng bước tháo gỡ khó khăn, tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa, giúp ngành du lịch của huyện vượt khó thành công.

Hoạt động của Tuần văn hóa du lịch xã Thông Nguyên năm 2020 tạo điểm nhấn thu hút du khách.
Hoạt động của Tuần văn hóa du lịch xã Thông Nguyên năm 2020 tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ngay từ đầu năm 2020, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện trong lĩnh vực phát triển du lịch, trong đó tập trung cho việc triển khai các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư và tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để quảng bá, phát triển du lịch địa phương. Song, do dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp nên hầu hết các hoạt động đều dừng tổ chức. Đến cuối tháng 8.2020, dịch bệnh được kiểm soát, thực hiện chủ trương chung của huyện, các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại các thôn, bản gắn với công tác quảng bá du lịch. 

Trong đó, nhiều xã trong vùng du lịch trọng điểm đã linh hoạt tổ chức các hoạt động trên tinh thần xã hội hóa về nguồn lực theo điều kiện cho phép của các địa phương và thu hút được đông đảo khách du lịch tham gia. Tiêu biểu là các xã Nàng Đôn, Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc cụm xã phía Tây; xã Thông Nguyên tổ chức Tuần văn hóa du lịch cấp xã; xã Tả Sử Choóng tổ chức Lễ hội Gầu Tào và các hoạt động văn hóa dân gian dân tộc Mông; xã Bản Luốc tổ chức Ngày hội Bản Dao. Đặc biệt, các xã Thông Nguyên, Nậm Ty đã phối hợp tổ chức thành công Hội thi dù lượn lần thứ II… 

Công tác xây dựng làng văn hóa du lịch được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, trở thành những điểm hấp dẫn khách du lịch đến huyện. Tiêu biểu là các làng du lịch thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên; thôn Tân Phong, xã Hồ Thầu; thôn Suối Thầu, xã Bản Luốc; thôn Na Léng, xã Bản Phùng... Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng, quán ăn, cơ bản đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của khách du lịch. Đến nay, toàn huyện có 46 homestay, 13 nhà nghỉ, khách sạn và 4 Ecologde (khu nghỉ dưỡng sinh thái) với tổng số 198 phòng, 377 giường, 1 khu nghỉ dưỡng quy mô nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tổng mức đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch trong năm 2020 ước tính trên 117 tỷ đồng. Cùng với việc đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú, nhà hàng để cung cấp dịch vụ ăn nghỉ, tại các làng du lịch cộng đồng cũng đã thành lập các tổ, đội dịch vụ như hướng dẫn viên, dịch vụ lữ hành vận chuyển để phục vụ du khách.

Công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch được quan tâm chú trọng. Huyện tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế thông thoáng để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Trong năm 2020 đã có 1 HTX và 2 công ty được thành lập mới, hoạt động trong lĩnh vực du lịch; thu hút được 3 doanh nghiệp và 1 cá nhân ngoài huyện đến khảo sát, đăng ký và chuẩn bị các điều kiện, thủ tục cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển du lịch, như: Tập đoàn Ecopak khảo sát đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Tả Sử Choóng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viet Charm khảo sát đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Bản Luốc; Tập đoàn Bảo Yến đăng ký đầu tư hạ tầng thể thao dù lượn tại xã Nậm Ty và Thông Nguyên…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, sự tham gia của các cấp ủy, chính quyền và người dân. Năm 2020, huyện đã phối hợp tổ chức 7 lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, gồm: 3 lớp bảo tồn, truyền dạy văn hóa truyền thống; 2 lớp sản xuất, chế tác các sản phẩm thủ công truyền thống; 1 lớp tiếng Anh giao tiếp; 1 lớp chế biến món ăn và pha chế đồ uống phục vụ du lịch với trên 300 lượt học viên tham gia.

Đồng chí Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, huyện đã chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp lữ hành tăng cường khả năng liên minh kích cầu, hoàn thiện về cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới và đa dạng sản phẩm du lịch. Tập trung kích cầu thị trường nội địa, tăng cường kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương trong cả nước. Nhờ đó, những tháng cuối năm, du lịch huyện đã có sự “bứt phá”, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tổng số khách du lịch tới huyện trong năm 2020 ước đạt trên 36.000 lượt. Doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 31 tỷ đồng.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẹp nao lòng hoa sưa nở trắng trời Hà Nội

Những ngày cuối tháng 2, đất trời Hà Nội bỗng đẹp dịu dàng, lãng mạn, lòng người như cũng say đắm, ngẩn ngơ giữa hương sắc tinh khôi của hoa sưa.

27/02/2021
Đến với cảm xúc về tình đất, tình người Hà Giang qua bài thơ: "Tình Mộc Miên"

BHG - Hà Giang, mảnh đất biên cương địa đầu Tổ quốc - nơi của bạt ngàn đá núi và những gian khó. Nhưng bù lại, trên mảnh đất đầy dấu ấn của kiến tạo địa chất với hình ảnh Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, với rất nhiều những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút lòng người.

27/02/2021
Mê đắm vườn hoa đào ở xã Tả Lủng, Mèo Vạc

BHG - Nhằm tạo cảnh quan và phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn, từ năm 2017, huyện Mèo Vạc đã phát động và triển khai trồng 800 cây đào tập trung làm cảnh quan tại thôn Thào Chứ Lủng, xã Tả Lủng. Hàng năm, mỗi độ Tết đến, Xuân về, khi hoa đào khoe sắc, huyện Mèo Vạc thường lựa chọn vườn Đào ở Thào Chứ Lủng để tổ chức các hoạt động lễ hội đầu Xuân trên địa bàn, như hội thi chim họa mi, giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian… thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh.

26/02/2021
Phụ nữ thôn Nà Thác biến ruộng khô thành vườn hoa cải đẹp nao lòng

BHG - Nà Thác là một trong những thôn vùng cao của xã Phương Độ, TP. Hà Giang, nơi đây có thiên nhiên rất đẹp và trong lành. Thôn có 100% dân số là đồng bào Dao, do khí hậu khắc nghiệt nên bà con chỉ canh tác được một vụ. Suốt vụ Đông kéo dài đến khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm, nương đồi thiếu nước nên khó trồng trọt. Học tập kinh nghiệm từ nhiều địa phương trong cả nước, năm nay Đảng ủy xã Phương Độ đã định hướng, giao cho thôn Nà Thác xây dựng mô hình trồng vườn hoa cải do Chi hội phụ nữ quản lý để phục vụ du lịch.

25/02/2021