Hà Giang

Nỗ lực trong xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia

16:55, 12/06/2019

BHG - Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia (ĐCQG) là chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành Giáo dục, góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Do đó, trong thời gian qua ngành Giáo dục tỉnh ta cùng với các cấp, các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm huy động nguồn lực, tạo sự đồng thuận, thực hiện có hiệu quả chương trình.

Trường PTDT bán trú Tiểu học Sủng Thài (xã Sủng Thài, huyện Yên Minh) đang hoàn thiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia thời gian tới
Trường PTDT bán trú Tiểu học Sủng Thài (xã Sủng Thài, huyện Yên Minh) đang hoàn thiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia thời gian tới.

Xác định được tầm quan trọng, mục tiêu xây dựng trường ĐCQG đã được đưa vào chương trình phát triển KT-XH hàng năm của tỉnh và của các địa phương. Quy mô mạng lưới tr­ường lớp tại các xã vùng sâu, vùng xa cơ bản được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 207 trường ĐCQG, chiếm 33,1%. Trong đó, 78 trường mầm non, 71 trường tiểu học, 52 trường THCS và 6 trường THPT. Riêng năm 2018 toàn tỉnh xây dựng, công nhận được 27 trường, đạt 150% so với chỉ tiêu kế hoạch giao. Những kết quả trên đã tạo nên “cú hích” quan trọng để cấp ủy, chính quyền các cấp và ngành Giáo dục thêm quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng trường ĐCQG.

Đồng chí Nguyễn Thế Bình, Phó Giám đốc Phụ trách Sở GD&ĐT, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về công tác xây dựng trường ĐCQG, Sở đã tập trung triển khai nhiều giải pháp. Ngay từ đầu các năm học ban hành các văn chỉ đạo phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường trực thuộc tổ chức kiểm tra, rà soát công tác xây dựng trường ĐCQG. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố để tổ chức xây dựng, kiểm tra, đánh giá và công nhận trường ĐCQG. Bên cạnh đó, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức và lối sống cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các nhà trường. Tiếp tục xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của từng ngành học, cấp học để đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu đạt chuẩn nghề nghiệp. Phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc duy trì sĩ số học sinh…

Là một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh trong công tác xây dựng trường ĐCQG, trong thời gian qua, huyện Bắc Quang đã huy động nhiều nguồn lực, tích cực triển khai chương trình đến từng địa bàn cơ sở. Đồng chí Phạm Hồng Thanh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện, cho biết: Công tác xây dựng trường ĐCQG đã nhận được đồng thuận rất lớn từ cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn đã có 27 trường học ĐCQG, chiếm trên 38,2%. Trong đó, cấp mầm non 6 trường, cấp tiểu học 12 trường và 9 trường THCS. Năm 2019, huyện phấn đấu công nhận thêm 3 trường. Để đạt được những kết quả trên, ngành Giáo dục huyện đã xác định rõ và triển khai các nhóm giải pháp cơ bản như: Tích cực tuyên truyền về xây dựng trường ĐCQG nhằm tạo được sự đồng thuận cao nhất; chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Mặt khác, đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, công tác phổ cập giáo dục nhằm duy trì và phát triển bền vững những kết quả đã đạt được.

Từ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng trường ĐCQG, chất lượng giáo dục ở huyện vùng cao Yên Minh những năm qua đã có nhiều khởi sắc. Đến nay, toàn huyện có 12 trường ĐCQG và phấn đấu năm 2019 sẽ công nhận mới thêm 3 trường. Theo chia sẻ của lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện, các giải pháp được ngành triển khai luôn bám sát vào các tiêu chuẩn để công nhận trường ĐCQG. Về chuyên môn, tập trung đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Đồng thời, thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn theo cụm trường, đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm để điều chỉnh chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. Mặt khác, tăng cường đầu tư, tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường trong lộ trình xây dựng trường ĐCQG. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, tranh thủ nguồn lực xã hội hóa giáo dục, năm 2018, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện đã kêu gọi hỗ trợ được gần 8 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cho các trường…

Theo kế hoạch của tỉnh, đến hết năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu nâng tổng số trường ĐCQG lên 235 trường, đạt 37,5%. Để đạt được mục tiêu này, ngành Giáo dục cần tiếp tục triển khai các giải pháp trọng tâm, cụ thể nhằm tạo ra những thay đổi tích cực, chuyển biến về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Các đơn vị trường học phát huy tối đa hiệu quả công tác giáo dục, tạo nền tảng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh nhà…

Bài, ảnh: PHẠM HOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn tích cực chuẩn bị Kỳ thi THPT Quốc gia

BHG - Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay sẽ diễn ra vào các ngày từ 24-26.6; như vậy, chỉ còn ít ngày nữa, các sĩ tử trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi mang tính quyết định sau 12 năm đèn sách. Tại huyện vùng cao Đồng Văn, các em đã chuẩn bị kiến thức; các ban, ngành tích cực chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cần thiết phục vụ kỳ thi, đảm bảo nghiêm túc, an toàn, chất lượng.

 

31/05/2019
Đại hội Hội VHNT huyện Xín Mần lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2019 – 2024

BHG - Sáng 30.5, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) huyện Xín Mần tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Dự Đại hội có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; lãnh đạo Hội VHNT tỉnh; đại diện các ban, ngành của huyện cùng 25 hội viên. Đại hội đã nghe báo cáo kết quả vận động thành lập Hội, thảo luận thông qua Điều lệ của Hội và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2019 – 2024, trong đó tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như...

30/05/2019
Sở TT&TT Thanh Hóa trao đổi kinh nghiệm với Sở TT&TT tỉnh

BHG - Sáng 30.5, Đoàn công tác của Sở TT&TT Thanh Hóa đã có buổi khảo sát, trao đổi kinh nghiệm thực tế với Sở TT&TT Hà Giang về kinh nghiệm triển khai điểm cầu trực tuyến tới các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các đơn vị viễn thông của 2 tỉnh. Tại buổi làm việc, đại diện Sở TT&TT Hà Giang chào mừng  đoàn công tác của Sở TT&TT Thanh hóa lên thăm, làm việc tại Hà Giang. Đây là dịp để 2 bên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước...

30/05/2019
Đổi thay ở xã biên giới Sơn Vĩ

BHG - Sơn Vĩ - thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, một địa danh có lẽ không phải ai cũng biết đến nếu không ở Hà Giang, bởi một lẽ đó là một xã biên giới xa xôi, hẻo lánh, ở độ cao trên 1.000 mét so mực nước biển; một dải đất trải dài với một phần tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và một phần giáp với huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng...

29/05/2019