Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết tìm hiểu "70 năm Ngày truyền thống LLVT Hà Giang"
BHG - Ngày 24.1.2017, UBND tỉnh Hà Giang ban hành văn bản số: 29/KH-UBND do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý ký về Kế hoạch Tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu “70 năm ngày truyền thống LLVT Hà Giang”; Báo Hà Giang đăng các nội dung chính trong Kế hoạch và câu hỏi cuộc thi như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, YÊU CẦU BÀI THI
1. Nội dung
Thi trả lời các câu hỏi do Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh ban hành về quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành; những chiến công và thành tích tiêu biểu xuất sắc của LLVT Hà Giang; lịch sử, truyền thống của quân, dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh 70 năm qua.
2. Hình thức: Thi viết.
3. Đối tượng
- Cán bộ, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong LLVT tỉnh (kể cả DQTV và DBĐV).
- Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cựu chiến binh, học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh (Trừ thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức Cuộc thi ở các cấp).
4. Yêu cầu về bài dự thi
a. Yêu cầu chung
- Từng cá nhân hoặc từng nhóm tác giả có thể gửi 01 hoặc nhiều bài dự thi với nhiều hình thức khác nhau trong cùng thời điểm. Người đăng ký đứng tên bài dự thi phải là cá nhân hoặc đại diện nhóm.
- Bài dự thi phải có nội dung cô đọng, xúc tích theo yêu cầu của câu hỏi.
- Ban Tổ chức không trả lại bài đã gửi tham gia Cuộc thi mà sẽ sử dụng để làm tư liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục.b. Yêu cầu cụ thể đối với bài thi viết
- Bài dự thi phải được viết tay hoặc đánh máy (bằng tiếng Việt, trên một mặt giấy) khổ giấy A4, phông chữ Times New Ronan, cỡ chữ 14, trả lời đủ các câu hỏi của Ban Tổ chức cuộc thi đã xác định, được sử dụng kết hợp tư liệu và hình ảnh để trình bày, minh họa.
- Bài thi có đánh số trang, đóng thành quyển, có bìa (trang bìa ghi rõ họ, đệm, tên, năm sinh, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cá nhân hoặc đại diện nhóm) và gửi về Ban Tổ chức đúng thời gian quy định.
- Nếu gửi qua đường Bưu điện thì ngoài phong bì phải ghi nội dung: Bài dự thi tìm hiểu “70 năm Ngày truyền thống LLVT Hà Giang” và ghi rõ địa chỉ nơi gửi và nơi nhận.
- Bài thi không được photocopy, sao chép dưới mọi hình thức, nếu có trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu phải có chú thích rõ ràng.- Khuyến khích sưu tầm tư liệu, tài liệu, sáng tạo các hình thức trình bày sinh động, tính thẩm mỹ cao.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH, THỜI GIAN, GIẢI THƯỞNG
Thời gian bắt đầu cuộc thi tính từ ngày 20 tháng 01 năm 2017, kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 2017. Nhận bài và chấm thi thực hiện theo 2 vòng.
* Vòng 1: Tổ chức thi tại các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị
1. Thời gian: Thời gian bắt đầu cuộc thi tính từ ngày 20/01/2017 và kết thúc vào ngày 30/4/2017.
- Cấp cơ sở:
+ Các ban, sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các huyện, thành phố tổ chức phát động cuộc thi từ ngày 20/01/2017 đến 10/4/2017 và tổng kết cuộc thi xong trước ngày 15/4/2017.
+ Nộp bài dự thi về Ban Tổ chức (Qua Ban Tuyên huấn - Phòng Chính trị - Bộ CHQS tỉnh) trước ngày 20/4/2017.
- Cấp tỉnh: Tổng kết cuộc thi xong trước ngày 30/4/2017.
2. Số lượng bài thi: Trên cơ sở kết quả tổ chức thi cấp cơ sở, các đơn vị chấm và lựa chọn bài tiêu biểu tham gia thi cấp tỉnh, số lượng cụ thể như sau:
- Các huyện, thành phố: 50 bài.
- Các ban, sở, ngành, đoàn thể và các đơn vị trường học trên địa bàn tham gia cuộc thi, số lượng bài dự thi không hạn chế (Có ít nhất 10 bài trở lên).
* Bài dự thi gửi về cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi - Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh.
* Vòng 2: Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh, chấm bài đã qua vòng sơ khảo đánh giá kết quả và trao giải cho các cá nhân dự thi theo quy chế cuộc thi.
3. Giải thưởng
a. Tập thể: Giải tập thể trao cho các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả và có nhiều bài dự thi cấp tỉnh đạt chất lượng tốt gồm: Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi kèm theo tiền thưởng.
- 01 giải nhất, trị giá 5.000.000đ (Năm triệu đồng).
- 01 giải nhì, trị giá 4.000.000đ (Bốn triệu đồng).
- 02 giải ba, mỗi giải trị giá 3.000.000đ (Ba triệu đồng).
b. Cá nhân: Giải cá nhân trao cho cá nhân hoặc nhóm tác giả có bài dự thi được Ban Giám khảo cấp tỉnh chấm đạt chất lượng cao gồm: Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi kèm theo tiền thưởng.
- 01 giải Nhất, trị giá 3.000.000đ (Ba triệu đồng).
- 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 2.000.000đ (Hai triệu đồng).
- 03 giải Ba, mỗi giải trị giá: 1.000.000đ (một triệu đồng).
- 09 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá: 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng).
CÂU HỎI
Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 70 năm LLVT Hà Giang
Câu 1: Tại sao ngày 10.5.1947 được xác định là ngày truyền thống của LLVT Hà Giang?
Câu 2: Đồng chí cho biết cơ sở nào để khẳng định địa bàn Hà Giang có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về Quốc phòng - An ninh ?
Câu 3: Hãy nêu những chiến dịch tiêu biểu Quân và dân Hà Giang tham gia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Tên chiến dịch, kết quả, thời gian diễn ra từng chiến dịch)?
Câu 4: Đồng chí cho biết, đến nay đã có bao nhiêu tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh được Nhà nước phong tặng, truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, phong tặng, truy tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng? Đó là những tập thể, cá nhân nào?
Câu 5: Đồng chí cho biết Đảng bộ quân sự tỉnh đã tổ chức mấy kỳ đại hội. Thời gian tổ chức các kỳ Đại hội (Từ kỳ đại hội thứ VII đến kỳ đại hội XI). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định chủ đề, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu như thế nào?
Câu 6: Đồng chí viết cảm nghĩ của mình về truyền thống “Trung thành, đoàn kết, kiên cường, chiến thắng” của LLVT tỉnh qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (Bài viết không quá 2.000 từ).
Câu 7: Đồng chí hãy kể một tấm gương người tốt, việc tốt là cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh (lực lượng thường trực, dân quân, tự vệ, dự bị động viên), là gương tiêu biểu, gương mẫu trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, trong chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định địa phương, trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn... (Bài viết không quá 2.000 từ).
Ý kiến bạn đọc