Hà Giang

Nguồn cội Lạc Hồng, sức mạnh để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

09:10, 20/04/2021

BHG - Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3. Câu nói ấy nhắc nhở mỗi người con dân đất Việt chúng ta nhớ về ngày Quốc giỗ Hùng vương, những người có công dựng nước, khởi đầu cho công cuộc xây dựng bờ cõi quốc gia, dân tộc. Trải qua hơn 4 ngàn năm lịch sử, nguồn cội Lạc Hồng luôn là sức mạnh để đất nước và dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, xây dựng và bảo vệ bờ cõi, thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường.

Đoàn giâng hương các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh  (Ảnh thông tân xã Việt Nam)
Đoàn dâng hương các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 chấn động địa cầu, một dân tộc nhỏ bé mang tên Việt Nam đã đánh bại một tên thực dân đầu sỏ của thế giới lúc bấy giờ là thực dân Pháp. Trước khi về tiếp quản Thủ đô tháng 10.1954, Hồ Chủ tịch cùng với những người lính Điện Biên thuộc Sư đoàn 308 Anh hùng đã về thăm, thắp hương tưởng nhớ công ơn các vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh, lúc đó thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Tại đây, Bác Hồ đã nói một câu nổi tiếng “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy chính là động lực, tiếp nối lời thề giữ nước ngàn năm của dân tộc, để đất nước Việt Nam chúng ta tiếp tục vượt lên trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở những giai đoạn cách mạng về sau. Chiến thắng Điện Biên Phủ trong thời đại Hồ Chí Minh chính là một gạch nối vĩ đại trong lịch sử ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tiếp nối truyền thống dựng và giữ nước đầy hiển hách của các vua Hùng.

Có thể khẳng định, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đầy kiên cường, với sức mạnh đặc biệt mà chúng ta vẫn thường tự hào, đó là dòng máu Lạc Hồng. Trong đó nổi bật nhất là tinh thần đoàn kết dân tộc cực kỳ nổi bật. Truyền thống đoàn kết ấy khởi nguồn từ quá trình dựng nước của các vua Hùng, với nỗ lực của đồng bào cùng chung sức vượt qua những núi non thuở hồng hoang về miền đồng bằng chinh phục thiên nhiên; truyền thống trị thủy, ngăn nước lũ để phát triển nông nghiệp lúa nước; truyền thống đánh giặc giữ làng; truyền thống cố kết cộng đồng để tạo nên tình làng, nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Tất cả những truyền thống tốt đẹp ấy được hun đúc thành một giá trị cao đẹp, đó là truyền thống yêu nước, thương nòi, bầu ơi thương lấy bí cùng của dân tộc Việt Nam. Như cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng, một trong những nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc nổi bật nhất của nước ta từng khẳng định, truyền thống yêu nước thương nòi bắt nguồn từ quá trình tiến về miền đồng bằng của các vua Hùng, của tiến trình dựng nước. Đồng thời, người Việt có một tinh thần đoàn kết, đấu tranh cực kỳ quật cường, mỗi khi đất nước gặp nguy nan, tinh thần ấy lại được nhân lên gấp bội phần để đất nước chúng ta cùng chiến thắng. Vì thế, dòng máu và nguồn cội Lạc Hồng chính là một bảo vật, là linh hồn trong tim mỗi người con dân đất Việt.

Trải qua 4 ngàn năm lịch sử, dòng máu Lạc Hồng chính là sức mạnh để đồng bào các tộc Việt Nam đã vượt qua muôn vàn thách thức với những nỗ lực “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”. Trong tiến trình lịch sử Anh hùng, tinh thần đooàn kết giúp chúng ta có được sức mạnh của Thánh Gióng; đắp nên những thành trì Cổ Loa, công trình đê ngăn lũ sông Hồng, chế được vũ khí sắc bén như nỏ thần của An Dương Vương; tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của bà Trưng, bà Triệu; ý chí và trí tuệ của nhà Trần; gươm thần của nhà Lê; sự thần tốc của đoàn quân Tây Sơn, hay trong thời hiện đại là vũ khí bazoka với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh; những quả tên lửa Sam 2, Sam 3 diệt pháo đài bay B52... Dân tộc Việt Nam với nguồn cội Lạc Hồng đã đứng lên từ hàng ngàn năm quật cường chống giặc xâm lăng, lần lượt đánh bại tất cả các thế lực xâm lăng lớn mạnh nhất của thế giới như giặc Tần, giặc Hán, giặc Tống, giặc Nguyên Mông, giặc Minh, giặc Xiêm, và trong thế kỷ 20 đầy bão giông với 2 thế lực đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Hiển hách hơn, đầu thế kỷ 21 này, với dòng máu Lạc Hồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta tiếp tục vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, thực hiện mong muốn của Bác Hồ, làm cho non sông ta vẻ vang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Thế giới đang gồng mình trước thách thức mang tên giặc Covid-19, nhưng Việt Nam nhỏ bé so với các cường quốc lại trở nên kiên cường, bất khuất lạ thường. Truyền thống đoàn kết của con cháu Lạc Hồng lại một lần nữa được phát huy, chúng ta cùng nắm tay để vượt lên, chiến thắng đại dịch. Đất nước chúng ta chững chạc đi trên con đường phát triển, ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, mạnh mẽ và vẻ vang hơn.

Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, nơi có 17 dân tộc anh em trong cộng đồng 54 dân tộc của mảnh đất hình chữ S Việt Nam. Nơi cực Bắc Tổ quốc, những tiếng trống đồng âm vang của hào khí 4 ngàn năm vẫn vang lên những giai điệu Tổ quốc và khí phách Lạc Hồng. Nơi đây, nhớ lời Bác dạy khi Người về thăm đền Hùng sau giải phóng Điện Biên 1954 “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, đồng thời hơn 60 năm qua, thực hiện 8 lời Bác dạy với Đảng bộ, nhân dân Hà Giang, mảnh đất Hà Giang đã anh hùng vươn lên trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trở thành thành đồng đất nước, phên dậu vững vàng nơi biên cương cực Bắc. Gìn giữ và phát huy dòng máu Lạc Hồng, nhớ về ngày giỗ Tổ mùng 10.3, nhớ về lời Bác Hồ dạy, và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân các dân tộc Hà Giang chắc chắn sẽ tiếp tục vươn lên cùng cả nước với khát vọng xây dựng đất nước hùng cường.

                                                                 Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Mạnh Hà làm việc với Báo Hà Giang

BHG - Chiều 19.4, đồng chí Vũ Mạnh Hà, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đoàn cán bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có buổi làm việc với Báo Hà Giang. Tham dự có đồng chí Nguyễn Trung Thu, Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập Báo Hà Giang; các đồng chí cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Hà Giang. 

19/04/2021
Bàn kế hoạch phát động hưởng ứng cuộc thi "Sáng kiến vì cộng đồng"

BHG - Chiều 19.4, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức buổi họp bàn kế hoạch phát động hưởng ứng cuộc thi "Sáng kiến vì cộng đồng" lần thứ IV trên địa bàn tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh; Sở Khoa học và Công nghệ; Báo Hà Giang và Công ty Điện lực Hà Giang.

19/04/2021
Ký kết tuyên truyền giữa Cục Chính trị Quân khu II với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hà Giang và Đài PT-TH tỉnh

BHG - Sáng 19.4, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cục Chính trị Quân khu II phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hà Giang và Đài PT-TH tỉnh tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp công tác tuyên truyền, giáo dục về chiến lược bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng giai đoạn 2021 – 2026. 

19/04/2021
Cán bộ 'dám nghĩ dám làm' và những động lực cho phát triển

Tại phiên họp Chính phủ đầu tiên sau khi được kiện toàn nhân sự, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ yêu cầu "bắt tay ngay vào công việc, làm việc nào dứt việc đó" với tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm" và chỉ một ngày sau, Nghị quyết phiên họp đã được Thủ tướng ký ban hành.

18/04/2021