Chuyên gia gọi người chưa tiêm vaccine là 'nhà máy biến chủng'

10:01, 04/07/2021

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo người chưa tiêm vaccine Covid-19 có thể trở thành môi trường sản sinh ra các biến chủng mới của virus.

"Người chưa tiêm vaccine chính là nhà máy tạo biến chủng tiềm năng", tiến sĩ William Schaffner, giáo sư tại Khoa Bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, bang Tennessee, Mỹ, cảnh báo. "Càng nhiều người chưa tiêm chủng, virus càng có nhiều cơ hội".

Tiến sĩ Schaffner cho biết cơ thể người nhiễm chính là môi trường để virus liên tục biến đổi và có thể sản sinh ra biến chủng nguy hiểm hơn ban đầu.

Dù phần lớn những biến đổi không có tác dụng gì đối với virus và một số thậm chí có thể khiến virus bị suy yếu. Nhưng đôi khi, các đột biến sẽ tạo ra một biến thể dễ dàng lây lan hơn hoặc có khả năng lây nhiễm cho nhiều vật chủ khác nhau.

Một điểm tiêm chủng vaccine ở Newark, bang New Jersey tháng 5.
Một điểm tiêm chủng vaccine ở Newark, bang New Jersey tháng 5.

"Khi các biến đổi xảy ra ở virus, những đột biến tồn tại dai dẳng thường khiến virus dễ dàng lây lan trong cộng đồng", Andrew Pekosz, nhà vi sinh học và miễn dịch học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, nói. "Mỗi khi virus biến đổi là một lần chúng có thêm các nền tảng khác nhau để tăng đột biến".

Các đột biến sẽ khiến virus trở nên nguy hiểm hơn chủng gốc xuất hiện ở Trung Quốc. Biến thể Alpha, hay B.1.1.7, đã trở thành chủng trội ở Mỹ vào cuối mùa xuân vừa qua nhờ khả năng lây lan dễ dàng. Nhưng biến chủng Delta hiện tại thậm chí dễ dàng lây nhiễm hơn và dự kiến trở thành chủng thống trị ở nhiều nước, gồm cả Mỹ.

Các loại vaccine sẵn có vẫn có thể bảo vệ con người trước các loại biến chủng hiện tại, nhưng chuyên gia cảnh báo điều này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào nếu để virus tiếp tục có cơ hội đột biến. Đó là lý do bác sĩ và giới chức y tế công cộng thúc giục nhiều người nhanh chóng tiêm vaccine.

"Chúng ta để virus lây lan càng nhiều, virus càng có nhiều cơ hội biến đổi", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói tháng trước.

Theo VnExpress


Cùng chuyên mục

Israel có thể phải hủy gần 800.000 liều vaccine Pfizer
Bộ Y tế Israel sẽ tiêu hủy ít nhất 800.000 liều vaccine Pfizer nếu không tìm được người mua trong vòng 2 tuần tới, một kênh truyền hình đưa tin. Số liều vaccine Pfizer này sắp hết hạn vào cuối tháng 7 và trị giá hàng trăm triệu USD, theo kênh truyền hình Kan.
 

 

30/06/2021
Campuchia thêm 883 ca mắc, 16 ca tử vong do COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, số ca mắc mới và số ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây tại Campuchia không có dấu hiệu giảm đi, thậm chí còn đang tiến sát tới ngưỡng cao 900 ca một ngày, với ngày càng nhiều ca lây nhiễm ngoài thủ đô Phnom Penh và các ca nhập cảnh.

29/06/2021
Indonesia tăng kỷ lục hơn 21.000 ca nhiễm Covid-19

Indonesia tăng hơn 21.000 ca nhiễm mới Covid-19, cao kỷ lục từ khi dịch bùng phát, trong bối cảnh các bệnh viện ở nước này đang trở nên quá tải. Giới chức y tế Indonesia thông báo ghi nhận 21.342 ca nhiễm mới nCoV hôm 27/6, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc vượt 2,1 triệu người. Nước này cũng tăng 409 ca tử vong vì Covid-19 chỉ sau một đêm, khiến số người chết vượt 57.000.

28/06/2021
Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên do Delta Plus

Giữa bối cảnh các biến thể không ngừng xuất hiện và ngày càng nguy hiểm hơn, nhiều nước đã chuyển hướng chiến lược sang yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

26/06/2021