Lý do Mỹ chưa sẵn sàng chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 với các nước khác

08:58, 18/05/2021

Mua nhiều và không sử dụng đến cũng rất nhiều, song tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa chia sẻ bất kỳ liều vaccine ngừa COVID-19 nào cho các nước còn lại của thế giới.

Một trung tâm tiêm chủng được dựng trong sân vận động tại California.
Một trung tâm tiêm chủng được dựng trong sân vận động tại California.

Dẫn dữ liệu được Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố, trang mạng Bloomberg cho biết hiện có trên 27 triệu liều vaccine của Moderna và 35 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech vẫn chưa được sử dụng tại quốc gia này. Thực trạng đã khiến nhiều tổ chức, cơ quan y tế trên toàn cầu lên tiếng kêu gọi Mỹ hãy chia sẻ những liều vaccine dư thừa này tới các quốc gia còn đang bị COVID-19 hoành hành như Ấn Độ.

“Tại đây, cung đang vượt cầu và bạn biết có rất nhiều liều vaccine dư thừa”, Monica Gandhi – một nhà vật lý kiêm giáo sư y học tại Đại học California (San Francisco) – đã viết thư cùng với hàng chục đồng nghiệp khác kêu gọi Mỹ chuyển vaccine Moderna sang cho Ấn Độ.

Trong bối cảnh tốc độ tiêm chủng tại Mỹ dần chậm lại và vaccine bị dư thừa, nước Mỹ tự đặt mình đứng giữa ngã ba đường khi phải cân nhắc về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, đạo đức và ngoại giao. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, từ đó nâng cao thêm vị thế và mở rộng sức ảnh hưởng.

Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là Mỹ có nên tiếp tục mua và phân phối hàng triệu liều vaccine mRNA nhắm tới những người không vội tiêm vaccine hoặc có nguy cơ thấp. Hay là nên hoãn các đơn đặt trước và tạo cơ hội cho các nhà sản xuất gửi thêm vaccine cho các quốc gia đang thực sự cần?

Trong khi đơn giản nhiều người nghĩ chỉ cần đóng gói vaccine dư thừa và gửi chúng đi, thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Dữ liệu mà CDC Mỹ thống kê không đồng nghĩa với việc Mỹ đang có sẵn hàng chục triệu liều vaccine Moderna dự trữ trong một nhà kho, sẵn sàng xuất xưởng. Hầu hết các liều vaccine dư thừa được tính toán trài dài trên hàng chục nghìn địa điểm trên nước Mỹ, từ cơ sở tiêm chủng, nhà thuốc cho đến các kho lưu trữ của địa phương. Việc thu hồi các liều vaccine đó và gửi chúng đi sẽ rất khó quản lý cũng như làm suy yếu nỗ lực trong nước.

Bên cạnh đó, rõ ràng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang muốn đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng khi còn nhiều người dân vẫn còn thờ ơ với vaccine. Mới đây, CDC Mỹ đã ban hành một hướng dẫn mới về khẩu trang, cho phép những người đã tiêm đủ hai liều vaccine ngừa COVID-19 không cần thiết phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đây được đánh giá là một chiến lược của chính quyền Tổng thống Biden muốn nhiều người hơn nữa xắn tay áo lên và tiêm vaccine. Mục tiêu của Mỹ là hoàn thành tiêm chủng cho 70% người trưởng thành trước 4/7.

“Khi bạn trên đà chiến thắng, bạn phải thúc đẩy mạnh hơn nữa”, Andy Slavitt – cố vấn cấp cao của Đội Phản ứng COVID-19 Nhà Trắng – cho biết.

 

Hiện vaccine Pfizer đã được Mỹ cấp phép sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi 12-15. Nó cũng được cho là sốm được cấp phép cho trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn. Điều này có thể làm giảm lượng vaccine có sẵn trong nước để vận chuyển ra nước ngoài.

“Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến việc tiêm chủng, chúng ta sẽ tiêm vaccine cho những người có nguy cơ nhất ngay trong nước, chứ không phải vì lý do chính trị. Mỗi nước đều có mục tiêu bảo vệ người dân nước mình. Và đó là lý do chúng ta nên ưu tiên trẻ em Mỹ trước”, Richard Besser - bác sĩ nhi khoa kiêm cựu giám đốc CDC – cho hay.

Để hiểu rõ Mỹ thực sự có bao nhiêu liều vaccine dư thừa, chúng ta cần phải hiểu chuỗi cung ứng vaccine của họ thực sự hoạt động như thế nào.

Chính phỉ liên bang được giao nhiệm vụ giám sát các lô hàng mà Moderna gửi tới. Khi hoàn thành quá trình sản xuất, Moderna sẽ trao quyền sở hữu cho nhà phân phối McKesson Corp. Công ty này chịu trách nhiệm lưu trữ vaccine và vận chuyển chúng tới các điểm tiêm chủng.

Tính đến ngày 12/4, Moderna đã hoàn thành giao 117 triệu liều. Mỗi tháng, công ty này có khả năng sản xuất từ 40 đến 50 triệu liều, có nghĩa là tính đến thời điểm hiện tại, Moderna đã phân phối khoảng 157 đến 167 triệu liều vaccine. Theo CDC, khoảng 140 triệu liều trong số đó được vận chuyển đến các điểm tiêm chủng.

Nếu như 10 triệu liều khác đang được vận chuyển vậy Moderna chỉ còn 7 đến 17 triệu liều dự trữ trong kho. Lượng vaccine này sẽ chỉ đủ cung cấp trong chưa đầy 2 tuần và có thể rơi vào tình cảnh thiếu hụt nếu sản xuất chậm trễ.

Bên cạnh đó, trong hợp đồng với Moderna, chính phủ Mỹ cũng cam kết “không sử dụng hoặc ủy quyền sử dụng đơn đặt hàng vaccine của mình trừ trường hợp việc sử dụng đó diễn ra ở Mỹ và được bảo vệ trước trách nhiệm pháp lý, theo tuyên bố ban hành trong đạo luật Sẵn sàng và Khẩn cấp cộng đồng". Chính vì vậy, muốn chia sẻ vaccine với các nước khác, Tổng thống Biden có lẽ sẽ phải đạt một thỏa thuận khác với Moderna.

Ngay cả khi những liều vaccine dư thừa của Mỹ được chia sẻ, số lượng đó cũng không thể làm thay đổi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại một số nước. Thế giới cần hàng tỷ liều vaccine chứ không phải hàng triệu và những nơi đang gặp khủng hoảng hiện nay có thể bùng phát dịch bệnh trước khi kịp có sự trợ giúp.

Vài tuần tới sẽ là khoảng thời gian cho thấy rõ nhu cầu vaccine của Mỹ và những gì họ có sẵn để xuất khẩu. Nhiều tiểu bang đã đẩy mạnh các chiến dịch tiêm chủng bằng các hình thức khuyến khích như xổ số hay cấp tiền mặt cho những người chưa tiêm. Cơ quan y tế bang Colorado đã yêu cầu được cấp số liều vaccine tối đa mỗi tuần. Theo Bloomberg Vaccine Tracker, tốc độ tiêm chủng của bang này vẫn tương đối ổn định với khoảng 50.000 liều mỗi ngày.

Theo Báo Tin tức

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bão Tauktae gia tăng cường độ, Ấn Độ tiếp tục hứng chịu thiệt hại

Trong đêm qua và sáng nay (17/5) bão Tauktae tiếp tục gia tăng cường độ, gây thêm nhiều thiệt hại cho một dọc ven biển phía Tây của Ấn Độ. Dự báo của cơ quan khí tượng Ấn Độ, bão Tauktae sẽ có thể đạt vận tốc cực đại lên tới 155- 165 km/h khi đổ bộ vào đất liền vào rạng sáng ngày mai 18/5.

17/05/2021
WHO cảnh báo điều tồi tệ về Covid-19, Đông Nam Á điêu đứng vì dịch

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, năm thứ hai của đại dịch Covid-19 sẽ gây ra nhiều ca tử vong hơn so với năm đầu tiên, trong đó Ấn Độ là nỗi lo lớn. Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 15/5 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 162,5 triệu người, gần 3,4 triệu ca tử vong. Song, gần 140,7 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục, tương đương tỷ lệ khỏi bệnh xấp xỉ 86,4%.

15/05/2021
Ấn Độ đau đầu với bài toán nCoV 'né vaccine'

Ba tuần sau khi tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19, Pallava Bagla bắt đầu bị sốt cao, đau họng và cảm thấy người vô cùng khó chịu. Ngày 22/4, Bagla, 58 tuổi, một phóng viên khoa học ở thủ đô New Delhi, có kết quả dương tính với nCoV. Bốn ngày sau, ảnh chụp lồng ngực cho thấy phổi của ông chuyển sang màu trắng, dấu hiệu cho thấy bị nhiễm trùng. Sáu ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, Bagla được cho nhập viện khi cơn sốt kéo dài không dứt.

14/05/2021
Campuchia đủ vaccine tiêm cho 13 triệu người

Campuchia đã có đủ đơn hàng 26 triệu liều vaccine phòng ngừa COVID-19 để tiêm cho 13 triệu người nhằm đảm bảo miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay.

13/05/2021