Hà Giang

EU hoãn phê chuẩn thỏa thuận đầu tư "khủng" với Trung Quốc

10:35, 06/05/2021

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo nỗ lực phê chuẩn thỏa thuận đầu tư quy mô lớn với Trung Quốc đã bị hoãn vì những căng thẳng liên quan đến lệnh trừng phạt.

Trong một tuyên bố hôm 4-5, Phó chủ tịch điều hành EC Valdis Dombrovskis khẳng định tình trạng quan hệ hiện tại giữa Brussels và Bắc Kinh "không có lợi" cho việc phê chuẩn Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc-EU (khối Liên minh châu Âu).

"Rõ ràng, trong bối cảnh EU trừng phạt Trung Quốc và Trung Quốc trừng phạt trả đũa, trong đó có lệnh trừng phạt nhắm vào các thành viên Nghị viện châu Âu, đây không phải là môi trường có lợi để phê chuẩn thỏa thuận đầu tư" – ông Dombrovskis nói, đồng thời khẳng định mọi chuyện sẽ phụ thuộc vào sự biến chuyển của mối quan hệ EU-Trung Quốc.

Ông Valdis Dombrovskis khẳng định tình hình căng thẳng leo thang không có lợi cho việc phê duyệt thỏa thuận đầu tư Trung Quốc-EU. Ảnh: Reuters
Ông Valdis Dombrovskis khẳng định tình hình căng thẳng leo thang không có lợi cho việc phê duyệt thỏa thuận đầu tư Trung Quốc-EU. Ảnh: Reuters

EU và Trung Quốc ký thỏa thuận đầu tư nêu trên vào tháng 12-2020 sau 7 năm đàm phán. EU khẳng định thỏa thuận này sẽ giúp mở cửa thị trường rộng lớn của Trung Quốc, mang đến lợi ích cho các công ty châu Âu. 

Nếu được phê chuẩn, thỏa thuận có thể dẫn đến việc Bắc Kinh nới lỏng các quy tắc gây tranh cãi đối với công ty nước ngoài, chẳng hạn như yêu cầu hoạt động thông qua liên doanh với các đối tác địa phương, theo báo The Guardian.

Tuy nhiên, đến tháng 3, tương lai của thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc bị đặt vào dấu chấm hỏi, khi EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào 4 quan chức Trung Quốc liên quan đến cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu tự trị Tân Cương. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp trực tuyến để
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp trực tuyến để "chốt" thỏa thuận đầu tư với các nhà lãnh đạo châu Âu hồi năm ngoái. Ảnh: AP

Bắc Kinh đáp trả gần như tức thì, trừng phạt các cá nhân và tổ chức của châu Âu, bao gồm nhiều thành viên cấp cao của Nghị viện châu Âu và 2 ủy ban EU, khiến căng thẳng 2 phía leo thang. 

Theo Người Lao Động


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Biến chủng SARS-CoV-2 đẩy Ấn Độ vào khủng hoảng Covid-19?

Các bác sỹ, giới truyền thông đều chỉ ra bằng chứng của sự lây nhiễm ngay cả với những người đã tiêm vaccine. Giới khoa học cho rằng, hiện vẫn còn quá ít thông tin để khẳng định điều này và chỉ ra những nguyên nhân khác dẫn tới làn sóng Covid-19 thứ 2 ở Ấn Độ.

30/04/2021
Biến chủng virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ xuất hiện ở Trung Quốc

Chuyên gia dịch tễ học của Trung Quốc hôm qua (29/4) cho biết, một số thành phố ở nước này đã phát hiện thấy biến chủng SARS-CoV-2 của Ấn Độ, đồng thời tái khẳng định sự cần thiết và cấp bách của việc phòng chống dịch thường xuyên.

30/04/2021
Mỹ hỗ trợ vật tư y tế trị giá 100 triệu USD cho Ấn Độ để đối phó với đại dịch Covid-19

Mỹ sẽ cung cấp vật tư y tế trị giá hơn 100 triệu USD trong những ngày tới để hỗ trợ khẩn cấp Ấn Độ trong cuộc chiến đối phó với "cơn sóng thần" Covid-19. Đây là tuyên bố được Nhà Trắng đưa ra trong thông cáo ngày 28/4.

29/04/2021
Cuba có thêm gần 1.000 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Bộ Y tế Cuba ngày 28/4 cho biết nước này đã ghi nhận 988 ca mắc mới và 10 ca tử vong vì COVID-19 chỉ trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh lên 104.512 người và số ca tử vong lên 614 người.

29/04/2021