Người dân châu Á đón giao thừa khi dịch bệnh chưa được kiểm soát

15:19, 12/02/2021

Cũng giống Việt Nam, các quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Singapore cũng ăn Tết Nguyên đán Tân Sửu trong dịch bệnh COVID-19.

Người dân Trung Quốc sẽ đốt pháo trong đêm Giao thừa và vào buổi sáng mùng 1 Tết để chào năm mới.
Người dân Trung Quốc sẽ đốt pháo trong đêm Giao thừa và vào buổi sáng mùng 1 Tết để chào năm mới.

Năm nay do dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát, một số hoạt động vui xuân đón giao thừa cũng đã bị hạn chế, nhưng cũng không kém phần sôi nổi.

Tại Trung Quốc, thay vì pháo hoa, nhiều thành phố lựa chọn trình chiếu ánh sáng trên các tòa nhà cao tầng. Một cách tiết kiệm, mà cũng đảm bảo không tụ tập đông người. Riêng Gala Xuân, chương trình truyền hình nghệ thuật đêm giao thừa thường niên của Trung Quốc vẫn thu hút lượng lớn khán giả. Đặc biệt, năm nay vì dịch nên số lượng người xem ở nhà còn cao kỷ lục.

Còn Singapore thì vẫn tổ chức Festival Sông Hongbao thường niên. Đây như một dạng đường hoa, carnival dọc bờ sông cho người dân thưởng lãm. Festival Sông Hongbao có rất nhiều đèn lồng, tượng trâu vàng và tượng thần tài khổng lồ cho người dân tham quan chụp ảnh.

Singapore hiện vẫn đang ghi nhận thêm những ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, nên người dân vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định phòng dịch.

Theo vtv.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phong trào "Quyền sống cho người da màu" được đề cử Giải Nobel Hòa bình 2021

Xuất phát từ Mỹ năm 2013, phong trào này đã lên đến cao trào hồi tháng 5/2020 sau vụ người Mỹ gốc Phi George Floyd tử vong do bị cảnh sát da trắng ghì cổ. Ngày 30/1, một nghị sĩ Na Uy cho biết phong trào "Quyền sống cho người da màu" (Black Lives Matter) đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm chống nạn phân biệt chủng tộc sau vụ một người da màu tử vong sau khi bị cảnh sát Mỹ trấn áp, đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình 2021.

 
31/01/2021
4 biến thể nguy hiểm nhất có thể khiến cuộc đua vaccine Covid-19 "xôi hỏng bỏng không"

Hiện nay có 4 loại biến thể của virus SARS-CoV-2 đặc biệt gây lo ngại khi chúng có thể khiến những nỗ lực chống dịch và cuộc đua vaccine Covid-19 trở nên "xôi hỏng bỏng không". Các nhà khoa học không bất ngờ khi virus SARS-CoV-2 liên tục thay đổi và tiến hóa, bởi dù sao đó cũng là bản chất của các loại virus. Tuy nhiên, với sự lây lan không kiểm soát của đại dịch Covid-19 trên khắp thế giới, virus này dường như đang ngày càng có nhiều cơ hội để tiến hóa

30/01/2021
Điều gì khiến một số biến thể mới của SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu?

Trong bối cảnh một loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2 nhanh chóng lan rộng trong các cộng đồng trên khắp thế giới, các nhà khoa học đang cố gắng lý giải cách thức chúng hoạt động cũng như cơ chế ngăn chặn. Sự gia tăng nhanh chóng của 3 biến thể SARS-CoV-2 nguy hiểm thời gian gần đây đã cho thấy khả năng gia tăng lây nhiễm, đẩy nhanh tốc độ lây lan của virus từ vật chủ này sang vật chủ khác.

 

28/01/2021
Sơ tán nhà máy sản xuất vắcxin COVID-19 của AstraZeneca tại Anh

Một nhà máy sản xuất vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của AstraZeneca ở xứ Wales của Anh đã phải sơ tán sau khi phát hiện một gói đồ khả nghi. Wockhardt UK - công ty vận hành nhà máy trên - ngày 27/1 cho biết đã thông báo vụ việc tới các cơ quan hữu quan.

28/01/2021