Thêm 18 “ông bưu điện” bị đề nghị truy tố
Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) Bộ Công an vừa hoàn tất Kết luận điều tra bổ sung vụ án "siêu lừa đảo" Nguyễn Lâm Thái, chiếm đoạt tài sản nhà nước của hàng chục bưu điện tỉnh thành. Thêm 18 cán bộ ngành bưu điện của nhiều tỉnh trong cả nước bị đề nghị truy tố.
Trong bản KLĐT trước, CQĐT đã đề nghị truy tố Nguyễn Lâm Thái cùng 31 bị can về các tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Tại bản KLĐT bổ sung, CQĐT đã đề nghị truy tố 18 bị can là Giám đốc, phó Giám đốc, Trưởng, Phó phòng bưu điện 7 tỉnh: Cần Thơ, Bạc Liêu, Phú Yên, Bình Thuận, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cà Mau.
Bưu điện tỉnh Vĩnh Long: Dương Văn Thuần, Giám đốc; Bùi Văn Minh, Trưởng phòng đầu tư XDCB; Nguyễn Thị Thu, Trưởng phòng kế toán bưu điện tỉnh.
Bưu điện tỉnh Cà Mau: Phạm Minh Quang, giám đốc; Lê Anh Hùng Trưởng phòng đầu tư XDCB bưu điện tỉnh.
Bưu điện Cần Thơ: Ngô Quang Thạch, nguyên Giám đốc; Nguyễn Hoàng Hiến, Trưởng phòng kế toán; Nguyễn Hữu Đức, Trưởng phòng đầu tư xây dựng; Nguyễn Thị Tuyết, nguyên Phó phòng kế toán bưu điện tỉnh.
Bưu điện Bạc Liêu: Lê Quang Trung, nguyên Giám đốc; Nguyễn Tứ Dũng, Trưởng phòng kế toán bưu điện tỉnh.
Bưu điện Phú Yên: Phạm Hồng Khanh, giám đốc; Trần Văn Thịnh, Phó giám đốc; Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng phòng Đầu tư XDCB. Nguyễn Thị Bốn, Trưởng phòng kế toán bưu điện tỉnh.
Bưu điện tỉnh Bình Thuận: Nguyễn Trường Canh, Giám đốc bưu điện tỉnh.
Bưu điện Trà Vinh: Lâm Minh Thuỷ, Giám đốc; Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Trưởng phòng kế toán bưu điện tỉnh.
Cả 18 bị can đều bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 BLHS.
Mức án của tội danh này theo khoản 1, mức độ sai phạm dưới 300 triệu đồng, có thể bị xử phạt đến 5 năm tù; nếu bị can nào gây thiệt hại trên 1 tỷ đồng, áp dụng khoản ba của điều luật này, mức án từ 10 đến 20 năm tù giam.
Riêng bưu điện tỉnh Hà
Do đó, mức thiệt hại của bưu điện này giảm xuống còn 911 triệu đồng, dưới mức 1 tỷ nên CQĐT đề nghị Viện KSND tối cao xem xét không xử lý bằng biện pháp hình sự với các cá nhân liên quan tại bưu điện tỉnh này.
Theo giám định lại giá trị thực tế các thiết bị như camera, phù điêu…của cơ quan chức năng đã làm rõ số tiền thiệt hại của các bưu điện: Bưu điện Hà Nam mua 1,5 tỷ đồng, thiệt hại 1,1 tỷ đồng (được trừ phần phù điêu còn 911 triệu đồng); Bưu điện Phú Yên mua 3,5 tỷ, thiệt hại 2,8 tỷ; Bưu điện Bình Thuận mua 1,7 tỷ, thiệt hại 1,3 tỷ; Bưu điện Long An mua 1,25 tỷ, thiệt hại 1 tỷ; Bưu điện Trà Vinh mua 1,45 tỷ, thiệt hại 1,12 tỷ; Bưu điện Vĩnh Long mua 1,4 tỷ, thiệt hại 1,1 tỷ; Bưu điện Cần Thơ mua 2,6 tỷ, thiệt hại 2,2 tỷ; Bưu điện Cà Mau mua 2,7 tỷ, thiệt hại 2,1 tỷ; Bưu điện Bạc Liêu mua 1,6 tỷ thiệt hại 1,3 tỷ đồng.
Tổng giá trị hợp đồng bưu điện các tỉnh mua bán thiết bị (camera, phù điêu quảng cáo, bàn ghế thiết bị…) của 9 bưu điện lên tới 18 tỷ đồng, thiệt hại cho nhà nước … 14,3 tỷ đồng.
65 người có liên quan đã nộp tổng số tiền 14,3 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Một số trường hợp nộp nhiều như ông Phạm Hồng Khánh, Giám đốc Bưu điện tỉnh Phú Yên nộp 700 triệu đồng; Trần Văn Thịnh, Phó Giám đốc nộp 550 triệu đồng; Trần Tạo, Nguyên Giám đốc Bưu điện Long An nộp 600 triệu đồng; ông Ngô Quang Thạch, Giám đốc Bưu điện Cần Thơ nộp 1,2 tỷ đồng; ông Phạm Minh Quang, giám đốc Bưu điện tỉnh Cà Mau nộp 700 triệu đồng…
Bản KLĐT bổ sung cũng đề nghị Viện KSND tối cao xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho 5 bị can gồm Trần Tạo, Phạm Thị Trúc Mai, Phạm Khắc Não (Giám đốc và 2 nguyên Trưởng phòng Bưu điện tỉnh Long An), Võ Xuân Choàn (Trưởng phòng đầu tư xây dựng Bưu điện tỉnh Bình Thuận), Ngô Quốc Việt (Trưởng phòng kế toán Bưu điện tỉnh Cà Mau).
Lý do các bị can này được đề nghị miễn tố bởi một số bị can đã ký các hợp đồng mua thiết có tổng giá trị dưới mức một tỷ đồng; một số cán bộ cấp Trưởng phòng buộc phải làm theo lệnh cấp trên.
Ý kiến bạn đọc