Hà Giang

"Cầu nối" đưa sản phẩm OCOP ra thị trường

07:40, 07/10/2020

BHG - Xúc tiến thương mại là bước cuối cùng trong quá trình thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), có vai trò rất quan trọng giúp sản phẩm OCOP xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững.

Sản phẩm tinh bột nghệ OCOP 4 sao cấp tỉnh của HTX dịch vụ nông - lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn (Bắc Mê) tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại.
Sản phẩm tinh bột nghệ OCOP 4 sao cấp tỉnh của HTX dịch vụ nông - lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn (Bắc Mê) tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại.

Sau 2 năm triển khai Chương trình OCOP, hàng trăm sản phẩm chủ lực của địa phương được đầu tư, phát triển, nâng tầm giá trị, được cấp chứng nhận đạt từ 3 – 5 sao. Năm 2020, các huyện, thành phố đã lựa chọn đăng ký 266 sản phẩm của 12 doanh nghiệp, 97 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác, 27 hộ gia đình, chia theo 6 nhóm sản phẩm tham gia chương trình. Kết quả phân hạng lần 1, có 49 sản phẩm đạt sao, trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao, 34 sản phẩm đạt 3 sao. Hiện, các địa phương đang tiếp tục thực hiện các bước trong chu trình để phân hạng sản phẩm OCOP lần 2.

Thực tế cho thấy, một sản phẩm dù có chất lượng nhưng muốn trở thành hàng hóa, được người tiêu dùng đón nhận đều phải được quảng bá rộng rãi, vì vậy xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm được xem là khâu then chốt. Nhận rõ tầm quan trọng của xúc tiến thương mại, thời gian qua tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp, đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP như: Tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin điện tử cấp huyện, xã, gắn link liên kết đến trang chuyên mục Quảng bá các sản phẩm OCOP tại địa chỉ: https://ocop.hagiang.gov.vn và trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh, fanpage Facebook Đặc sản Hà Giang, trong đó tập trung tuyên truyền đậm nét một số sản phẩm chủ lực như: Cam Sành, chè Shan tuyết, mật ong, các sản phẩm dược liệu, gạo đặc sản; duy trì các chuyên mục “Mỗi vùng quê một sản phẩm”, “Khuyến nông Hà Giang”, “Xóa đói giảm nghèo”, “Dân tộc và Phát triển”, “Xây dựng Nông thôn mới” trên Báo Hà Giang và Đài PT – TH tỉnh; phát tờ rơi, tập gấp, tài liệu về sản phẩm OCOP; phối hợp với cơ quan truyền thông T.Ư xây dựng các video giới thiệu sản phẩm cam, chè phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam và tại các hội nghị kết nối giao thương, sự kiện xúc tiến thương mại. Tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành hướng dẫn, tư vấn, giải quyết các thủ tục đưa sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị; phân bổ 9,4 tỷ đồng hỗ trợ tổ chức các hội nghị tập huấn, tư vấn tuyên truyền, triển khai chu trình OCOP, tổ chức thi đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện. 

Mới đây, đoàn công tác của UBND tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với UBND các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và thành phố Hà Nội để kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cam Sành và các sản phẩm OCOP của tỉnh. Các ngành chức năng làm việc với các siêu thị lớn như: Vinmart, BigC, Metro, Co.op Food và chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố Hà Nội để kết nối doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất và các đầu mối tiêu thụ; tìm kiếm, lựa chọn địa điểm tại Hà Nội để tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại.

Mới đây UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang niên vụ 2020 – 2021, trong đó có một số hoạt động nổi bật sẽ được triển khai như: Xây dựng phóng sự về cam Sành Hà Giang phát sóng trên sóng VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam; lắp đặt pano ngoài trời; đẩy mạnh truyền thông số; tổ chức các đoàn tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; kết nối cung, cầu; tham gia chương trình kết nối với nhà phân phối; tổ chức Hội thi sản phẩm cam Sành niên vụ 2020 – 2021 gắn với ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ cung cấp sản phẩm cam vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị và nhà máy chế biến; tổ chức tuần lễ “Cam Sành và sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang” lồng ghép với “Không gian văn hóa, du lịch, thương mại tỉnh Hà Giang” tại Hà Nội; hỗ trợ điểm bán hàng cố định tại Hà Nội và một số địa phương khác; phối hợp với Sở Công thương thành phố Hà Nội tổ chức tuần hàng giới thiệu sản phẩm cam Sành và sản phẩm OCOP của tỉnh. Bên cạnh đó, Liên minh HTX và Hội Nông dân tỉnh sẽ phối hợp tổ chức trưng bày, quảng bá sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh tại các chương trình liên kết, hội nghị, hội chợ, tuần lễ sản phẩm hàng hóa do Liên minh HTX Việt Nam và T.Ư Hội Nông dân tổ chức.

 Giám đốc Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương Lê Thị Thu Hằng chia sẻ: “Với sự vào cuộc quyết liệt, cách làm đổi mới, sáng tạo, đa dạng trong xúc tiến thương mại, các sản phẩm OCOP của tỉnh bước đầu có chỗ đứng trên thị trường. Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để đưa cam Sành và sản phẩm OCOP, các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh đến gần hơn với người tiêu dùng”.

Bài, ảnh: AN GIANG


Cùng chuyên mục

Tâm huyết với hạt gạo nếp Quảng Nguyên

BHG - Xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp dưới chân đèo Gió, năm 2017, chàng thanh niên người Tày Nguyễn Trọng Quế, thôn Quảng Hạ, xã Quảng Nguyên (Xín Mần) đã mạnh dạn đầu tư và thành lập HTX Thanh Tâm với mục đích liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm gạo nếp Quảng Nguyên và từng bước đưa đặc sản của địa phương ra thị trường trong nước.

 

30/06/2020
Quang Bình xây dựng sản phẩm chè Shan tuyết đạt chuẩn OCOP

BHG - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), đến nay, huyện Quang Bình có 4 sản phẩm đạt hạng 3, 4 sao. Trong đó, 2 sản phẩm đạt 4 sao là chè Shan tuyết chất lượng cao của Hợp tác xã (HTX) Minh Quang, xã Xuân Minh; 2 sản phẩm đạt 3 sao là chè Shan tuyết Quang Sơn của hộ kinh doanh Lý Chàn Tòng, xã Tiên Nguyên... 

28/02/2020
Toàn tỉnh có 49 sản phẩm OCOP đạt hạng 3-4 sao

BHG - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định 1487, phê duyệt kết quả phân hạng và cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Giang năm 2020 (lần 1).

25/08/2020
Đảng viên Vàng Seo Khương tiên phong trồng Mướp đắng rừng ở Nàn Ma

BHG - Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, đảng viên Vàng Seo Khương, thôn  Nàn Lũng, xã Nàn Ma (Xín Mần) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ ngô sang trồng Mướp đắng rừng, một sản phẩm OCOP của huyện mang lại thu nhập cao, phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, được nhiều người dân làm theo.

 

23/07/2020