"Sứ mệnh" chăm sóc sức khỏe vật nuôi

18:59, 01/02/2020

Xuân 2020 - Phòng, chống các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm là nhiệm vụ sống còn của ngành Chăn nuôi và Thú y nhằm đảm bảo đàn vật nuôi được chăm sóc, phát triển tốt; góp phần tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp; giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại huyện Quang Bình.
Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại huyện Quang Bình.

Toàn tỉnh hiện có trên 170.390 con trâu; 117.270 con bò; 116.879 con dê;… 4,7 triệu con gia cầm và 48.127 tổ ong. Ngay từ đầu năm, Chi cục Chăn  nuôi và Thú y đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019 trên địa bàn tỉnh. UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn đều thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật. Trong năm, Chi cục đã cung ứng 1.259.925 liều vắc xin các loại cho các địa phương triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm. Đến nay đã tiêm được 1.166.483 lượt con gia súc phòng, chống các dịch bệnh: Nhiệt thán, tụ huyết trùng, lở mồm long móng; phòng dại chó và tiêm phòng cho gia cầm. Chi cục ban hành các văn bản hướng dẫn và cử cán bộ trực tiếp xuống thôn, bản kiểm tra, nắm bắt tình hình dịch bệnh, hướng dẫn các hộ dân cách phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho vật nuôi; triển khai đồng loạt “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường”; tổ chức các hội nghị, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi, các trang trại, hộ kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi về các biện pháp phòng, chống dịch và tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, tỷ trọng ngành chăn nuôi được giữ vững và đạt trên 30,1%.

Bên cạnh kết quả đạt được, năm 2019 cũng là một năm khó khăn đối với ngành chăn nuôi tỉnh nhà khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lan nhanh diện rộng với diễn biến phức tạp. Ngay khi dịch bệnh xảy ra, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh; Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai các giải pháp cấp bách ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Nhờ vậy đã hạn chế mức thấp nhất tình trạng lây lan dịch bệnh, giúp người dân yên tâm chăn nuôi và tái đàn sau dịch.

Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trịnh Văn Bình cho biết: “Thời điểm cuối năm, thời tiết diễn biến bất thường, cũng là dịp gần Tết nguyên đán nên tình hình vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm có xu hướng tăng cao, là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm bùng phát. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, đảm bảo vệ sinh ATTP; các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến trên đàn gia súc, gia cầm; phát hiện sớm, báo cáo, xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra; quản lý chặt chẽ đàn gia súc nhập từ các địa phương khác vào địa bàn; tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và ATTP; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật lực, vật tư, hóa chất và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch khi có dịch bệnh xảy ra. Các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt “5 không” trong phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, nhằm phát hiện sớm để nuôi cách ly, điều trị kịp thời”.

Với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, hướng dẫn của ngành chức năng và nỗ lực của người dân trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật, kỳ vọng đàn vật nuôi của tỉnh tiếp tục sinh trưởng, phát triển tốt, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

BHG - Vừa qua, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức diễn đàn Xúc tiến phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh ta nhằm định hướng cho nhà sản xuất phát triển sản phẩm.

29/12/2018
Xây dựng "vườn an toàn, hiệu quả" nâng cao thu nhập

BHG - Hiện nay, các hộ trong tỉnh làm nông nghiệp hầu hết đều làm kinh tế Vườn – Ao – Chuồng (VAC). Đây là những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho bữa ăn hàng ngày, do vậy cần phải an toàn, không độc hại. Trong những năm qua, nhiều hộ  đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ vườn thành trang trại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, thoát nghèo và vươn lên khá, giàu... 

28/06/2019
Tổng kết khối Nông, lâm nghiệp năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019

BHG - Chiều 26.12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết khối Nông, lâm nghiệp (NLN) năm 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Cùng dự có có lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, KH&CN, TN&MT; Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh…

27/12/2018
Sử dụng đúng loại thuốc phòng, trừ sâu keo mùa thu

BHG - Theo thông tin mới nhất từ ngành chuyên môn, huyện Quang Bình đã phát hiện sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô với diện tích khoảng 50ha, nâng tổng số 9/11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có dịch sâu hại này, với diện tích khoảng 4.000ha. Các địa phương đang sử dụng các biện pháp, từ phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đến bắt bằng tay để tiêu diệu sâu. Đến nay, có trên 1.742,5 ha được phun thuốc phòng, trừ sâu keo mùa thu, 2.586,08 ha sử dụng phương pháp thủ công, diệt trừ bằng tay.

 

27/05/2019