Hướng đi mới trong phát triển lâm nghiệp ở Liên Hiệp

08:02, 10/06/2025

BHG - Những năm gần đây, xã Liên Hiệp (Bắc Quang) từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác hiệu quả tiềm năng đất rừng sản xuất. Bên cạnh các loại cây truyền thống, cây Sơn là loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao đang được người dân mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm. Đây được xem là hướng đi mới, mang lại hiệu quả kép, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Một trong những hộ đi đầu trồng cây Sơn tại địa phương là gia đình chị Nguyễn Thị Liêm ở thôn Tân Thành 2, xã Liên Hiệp. Trước đây, gia đình chị chủ yếu trồng cây vầu và cây tự nhiên, đất đồi nhiều năm để hoang không mang lại giá trị kinh tế. Học hỏi kinh nghiệm từ người dân tại huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), chị Liêm mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất đồi của gia đình. Chị Liêm cho biết: “Do ban đầu hai vợ chồng chưa có kinh nghiệm nên đã cùng liên kết với một hộ đã có kinh nghiệm trồng cây Sơn để đảm bảo về mặt kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch mủ Sơn. Người bỏ đất, người bỏ công, chúng tôi đã trồng gần 2.000 cây. Dù nhiều người còn lo lắng vì e ngại cây Sơn “ăn da”, nhưng do đã từng thu hoạch mủ và nhận thấy tiềm năng hiệu quả nên gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư”.

Cán bộ xã Liên Hiệp thăm đồi trồng cây Sơn của gia đình chị Nguyễn Thị Liêm, thôn Tân Thành 2.
Cán bộ xã Liên Hiệp thăm đồi trồng cây Sơn của gia đình chị Nguyễn Thị Liêm, thôn Tân Thành 2.

Sơn là loại cây dễ thích nghi, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, mỗi năm bón hai đợt phân đảm bảo cây đủ dinh dưỡng, phát triển to, khỏe, khoảng sau 18 tháng bắt đầu cho thu hoạch mủ. Với nguồn vốn đầu tư gần 2 triệu đồng, ngay trong năm đầu tiên thu hoạch gia đình chị Liêm đã bán được mủ sơn với giá 250 nghìn đồng/kg, thu về hơn 300 triệu đồng/năm; năm 2024 đạt 270 triệu đồng/năm, mang lại thu nhập ổn định so với nhiều loại cây trồng khác.

Chị Nguyễn Thị Liêm chia sẻ thêm, công việc trồng, thu hoạch tuy vất vả nhưng cây Sơn cho thu nhập ổn định. Mỗi ngày, gia đình thường phải bỏ ra khoảng 5 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ sáng sớm để tiến hành cạo mủ; khó khăn nhất vào những ngày trời mưa phải áp dụng kỹ thuật để giữ lại phần nhựa nguyên chất. Nhờ chất lượng tốt, mủ Sơn của gia đình thường được trả giá cao, tiêu thụ ổn định nên gia đình dự định tiếp tục trồng thêm hơn 2 ha để đảm bảo thu nhập lâu dài và tạo việc làm liên tục.

Theo tìm hiểu, cây Sơn cho thu hoạch đều đặn, liên tục 10 tháng trong năm, trong đó 2 tháng đầu năm thường là thời điểm cây bắt đầu ra lá non, đến khi lá phát triển thành lá bánh tẻ, cây sẽ khỏe trở lại và bắt đầu cho thu hoạch mủ. Việc cạo mủ sau khoảng 3 năm, lượng mủ giảm có thể trồng thay thế cây mới. Đồng chí Triệu Văn Ngân, Quyền Bí thư Đảng ủy xã Liên Hiệp cho biết: Cây Sơn là cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. So với trồng lúa, ngô, giá trị cây Sơn mang lại cao hơn gấp 2-3 lần và cho thu hoạch đều đặn, đảm bảo thu nhập thường xuyên. Từ mô hình tự phát ban đầu của người dân, những năm gần đây, cây Sơn đang cho thấy tiềm năng lớn về sinh kế bền vững cho người dân trong xã.

Với nhiều lợi ích như tăng thu nhập, giữ đất, phủ xanh đồi trọc và bảo vệ môi trường, cây Sơn đang dần trở thành cây trồng tiềm năng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp tại xã Liên Hiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Bài, ảnh: NHƯ QUỲNH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thúc đẩy thanh toán biên mậu bền vững
BHG - Tỉnh Hà Giang có vị thế chiến lược với đường biên giới dài trên 277 km giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, có Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, 2 cặp cửa khẩu song phương Xín Mần (Việt Nam) – Đô Long (Trung Quốc) và Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc), cùng các cửa khẩu phụ và nhiều chợ lối mở tiếp giáp.
31/05/2025
Agribank Mèo Vạc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao
BHG - Thời gian qua, Agribank chi nhánh huyện Mèo Vạc (Agribank Mèo Vạc) luôn vững vàng vượt qua trở ngại, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh doanh. Đây là kết quả của sự đoàn kết nội bộ, điều hành linh hoạt, bám sát thực tiễn và không ngừng đổi mới vì người dân vùng cao.
30/05/2025
Nâng sức cạnh tranh, phát triển xanh và bền vững
BHG - Những nỗ lực cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) thời gian qua là minh chứng cho quyết tâm mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền tỉnh trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng điều hành kinh tế. Đồng thời, cho thấy định hướng phát triển xanh, bền vững đang dần trở thành trụ cột trong chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh.
30/05/2025
Đa dạng gói tín dụng, đồng hành cùng khách hàng
BHG - Gần 35 năm đồng hàng cùng người dân vùng cao Hà Giang, với sứ mệnh đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Giang đã và đang không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên địa bàn.
30/05/2025