Chắp cánh thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

11:29, 08/02/2025

BHG - Tín dụng chính sách (TDCS) xã hội là hình thức tín dụng đặc biệt, không vì mục đích lợi nhuận, cơ chế cho vay ưu đãi, mang tính nhân văn, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm sinh kế, an sinh xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh phát triển KT - XH mạnh mẽ hiện nay, nhu cầu nguồn vốn phục vụ sản xuất, việc làm và đời sống lớn, đòi hỏi TDCS tiếp tục phải đổi mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tiếp sức cho hộ nghèo vươn lên.

Tính đến hết năm 2024, tổng nguồn vốn TDCS trên địa bàn tỉnh đạt trên 5.439 tỷ đồng, tăng hơn 3.607 tỷ đồng so với năm 2014. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ T.Ư đạt trên 4.699 tỷ đồng, tăng 2.914 tỷ đồng; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương là 273,5 tỷ đồng, tăng 255,9 tỷ đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương được T.Ư cấp bù lãi suất 466,9 tỷ đồng, tăng 437,9 tỷ đồng. Nguồn vốn này được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh với 19 chương trình TDCS ưu đãi. Dư nợ bình quân đạt 57,7 triệu đồng/khách hàng, tăng 38,7 triệu đồng so với năm 2014.

Người dân xã Quảng Ngần (Vị Xuyên) thực hiện thủ tục vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Người dân xã Quảng Ngần (Vị Xuyên) thực hiện thủ tục vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Trong giai đoạn 2015 - 2024, có 270.428 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn; trong đó, có 91.338 lượt hộ nghèo, 30.219 hộ cận nghèo, 15.257 hộ mới thoát nghèo, 52.284 lượt hộ tại vùng khó khăn được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; 27.710 lượt hộ được vay vốn tạo việc làm; 31.684 lượt hộ được vay vốn xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 376 hộ được vay vốn xây dựng nhà ở xã hội và 4.512 lượt hộ được vay vốn cải tạo vườn tạp, phát triển bền vững cây cam Sành. Việc triển khai hiệu quả nguồn vốn TDCS góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân, từ 14,9 triệu đồng/năm (năm 2014) lên trên 27 triệu đồng/năm (năm 2024). Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 42,61% (năm 2023) xuống dưới 36,35% (năm 2024), giảm trên 11.710 hộ nghèo và cận nghèo, vượt chỉ tiêu của tỉnh và T.Ư giao.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách, khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai ở cơ sở, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình thực hiện Chỉ thị 39 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả TDCS xã hội trong giai đoạn mới, với mục tiêu tập trung nguồn vốn Nhà nước, quan tâm, bố trí kịp thời ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội; phấn đấu hằng năm, nguồn ủy thác chiếm khoảng 15 - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của ngân hàng, đến năm 2030 chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn; đơn giản hóa trình tự, thủ tục vay vốn, đa dạng sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Các cấp, ngành tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động TDCS; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của TDCS xã hội trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát triển KT – XH tại địa phương.

Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện đầy đủ nội dung được ủy thác, đảm bảo cho vay chính sách đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả; tham mưu cho tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản, chính sách về TDCS, mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng thụ hưởng, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với thực tiễn và đúng quy định; duy trì và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động các điểm giao dịch xã, các tổ tiết kiệm và vay vốn; xây dựng đội ngũ cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội có năng lực, đạo đức, chuyên nghiệp, tận tâm, tận tụy phục vụ người dân; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả. Đồng thời, tăng cường chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các hoạt động sản xuất theo chuỗi, liên kết hợp tác nhằm thay đổi phương thức sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người nghèo; đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” để bổ sung nguồn vốn cho TDCS xã hội, từ đó giúp hộ nghèo có cơ hội phát triển bền vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nông thôn bừng sáng
BHG - Khi mùa Xuân căng tràn nhựa sống phủ khắp muôn nơi, khởi đầu cho năm Ất Tỵ 2025 cũng là thời khắc huyện Bắc Quang bước vào hành trình mới, thi đua nước rút cho chặng đường về đích huyện Nông thôn mới (NTM).
31/01/2025
Vượt “rào cản”  giải ngân vốn đầu tư công
BHG - Giải ngân vốn đầu tư công luôn được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm ngay từ những ngày đầu năm. Tránh tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm gấp rút”, tỉnh triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án và giải ngân các nguồn vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
30/01/2025
Dấu ấn đột phá hạ tầng giao thông
BHG - Bước sang năm thứ 4 thực hiện đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, có 43/44 đầu điểm công trình đường bộ, cầu vĩnh cửu đường thuỷ nội địa được khởi công; nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác, tạo đòn bẩy cho sự phát triển KT – XH của địa phương.
30/01/2025
LPBank Hà Giang: Một năm nhìn lại
BHG - Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát chi nhánh Hà Giang (LPBank Hà Giang) khép lại với những kết quả khả quan khi từng bước vượt qua khó khăn để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Là một trong những ngân hàng thương mại có hệ thống mạng lưới rộng khắp tỉnh, LPBank Hà Giang không chỉ góp phần duy trì sự ổn định trong lĩnh vực tín dụng tại địa phương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
28/01/2025