Trồng trọt bứt phá

09:29, 29/05/2021

BHG - Giai đoạn 2016 – 2020, lĩnh vực trồng trọt chiếm trên 70% cơ cấu ngành Nông nghiệp. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 41,1 vạn tấn, lớn nhất từ trước đến nay. Giá trị sản phẩm trồng trọt trên đất canh tác bình quân đạt 50,18 triệu đồng/ha… Đó là một số kết quả cho thấy những bứt phá trong lĩnh vực trồng trọt những năm qua.

Mô hình trồng cây Hồng không hạt ở xã Đông Minh (Yên Minh).
Mô hình trồng cây Hồng không hạt ở xã Đông Minh (Yên Minh). Ảnh tư liệu.

Xác định nông nghiệp là một trong những trụ cột chính trong cơ cấu nền kinh tế, tỉnh ta đặc biệt quan tâm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh ta đã hoàn thành 10 quy hoạch để tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, trong đó có 6 quy hoạch thuộc lĩnh vực trồng trọt là: Quy hoạch sản xuất giống lúa, ngô, đậu tương; vùng sản xuất giống lạc; tổng thể phát triển cây chè; vùng nguyên liệu dầu thực vật; phát triển triển rau hoa; tổng thể phát triển cây dược liệu. Đồng thời phê duyệt 10 chuỗi giá trị tiềm năng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt cũng có 6 kế hoạch đầu tư chiến lược theo chuỗi giá trị. Để hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra, HĐND tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân, như: Nghị quyết số “209” sau đó được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị quyết số “86” và “29”; Nghị quyết số 09 phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, ngành Nông nghiệp nói chung, lĩnh vực trồng trọt nói riêng đã có sự tăng trưởng bứt phá: Năm 2020 tổng sản lượng lương thực có hạt của tỉnh đạt trên 41,1 vạn tấn, lớn nhất từ trước đến nay; giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha đất canh tác đạt 50,18 triệu đồng; lĩnh vực trồng trọt chiếm tỷ trọng trên 70% cơ cấu ngành Nông nghiệp. Đặc biệt, cây cam, chè dần khẳng định vị thế cây chủ lực theo mục tiêu được xác định trong Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2020 diện tích cây cam toàn tỉnh đạt trên 8.310 ha, sản lượng thu hoạch đạt trên 80.000 tấn; đã có trên 4.143 ha/68 cơ sở/3.464 hộ trồng cam được cấp chứng nhận VietGAP, chiếm 84,16% diện tích cam Sành cho thu hoạch; giá trị sản xuất cam đạt gần 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% giá trị ngành trồng trọt. Cây chè hiện có tổng diện tích 20.667 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm đạt 17.900 ha, sản lượng đạt trên 70.000 tấn/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đã có trên 8.847 ha/67 vùng/9.707 hộ trồng chè được chứng nhận theo các tiêu chuẩn GAP, nâng tổng diện tích chè được chứng nhận theo các tiêu chuẩn GAP lên 11.842,2 ha/88 vùng/12.864 hộ; giá trị sản xuất ngành chè chiếm khoảng 10% ngành trồng trọt. Cây dược liệu có trên 17.100 ha; đã công bố thành công cây dược liệu Bạch chỉ trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO, thu hút được 9 công ty và 5 HTX đầu tư; đến nay đã phát triển và công bố chất lượng được 56 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm có nguồn gốc dược liệu.

Cùng với các cây trồng chủ lực, các địa phương đã chủ động tái cơ cấu ngành Nông nghiệp bằng các loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiện, lợi thế của mình như: Thực hiện sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại huyện Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Đồng Văn với tổng diện tích trên 2.000 ha. Huyện Quản Bạ, Yên Minh nhân rộng diện tích cây Hồng không hạt. Các huyện Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc phát triển cây ăn quả ôn đối như Lê, Mận, Đào. Ngoài ra, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và du lịch, các địa phương tích cực khuyến khích đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà màng để trồng rau, quả cho giá trị kinh tế cao, dần chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa chuyên canh áp dụng khoa học mới vào sản xuất. Hiện tại tổng diện rau trong nhà lưới trên địa bàn tỉnh đạt gần 12 ha, cho thu nhập cao hơn trồng lúa 1,5 lần, đạt bình quân 50- 60 triệu/ha. Các chương trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản xuất theo cánh đồng mẫu, dồn điền đổi thửa được triển khai mạnh mẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất và ngày càng khẳng định thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh với các thị trường tiêu thụ.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) Giang Đức Hiệp, không thể phủ nhận dù có được những thành quả lớn trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt nhưng điều đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Còn nhiều tồn tại cần được khắc phục để đưa nông nghiệp tiếp tục bứt phá và khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế trong những năm tới như làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển các sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư...

Bài, ảnh:  DUY TUẤN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Rộn ràng mùa gặt

BHG - Trên những cánh đồng mẫu lớn, lúa đang chín vàng ruộm, tiếng máy gặt liên hoàn, máy tuốt lúa rền vang, nông dân phấn khởi mang "no ấm" về nhà. Tháng Năm, nắng dát vàng trên những thửa rộng, lúa nặng trĩu cúi đầu. Bà con nông dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) tranh thủ thời tiết thuận lợi, thu hoạch lúa Xuân. Là một trong những xã chủ lực về phát triển nông nghiệp của huyện, vụ Xuân này...

29/05/2021
Hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất vụ Đông - Xuân các tỉnh phía Bắc

BHG - Sáng 28.5, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2020 - 2021, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè - Thu, vụ Đông năm 2021 đối với 31 tỉnh, thành phố phía Bắc. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan tham dự.

28/05/2021
Tình đoàn kết từ những ngôi nhà mới ở Bắc Quang

BHG - Bây giờ vợ chồng em đã có ngôi nhà thực sự cho 2 đứa con. Cảnh ăn đợ, ở nhờ làng xóm đã không còn nữa. Vui cái bụng lắm- anh Phùng Văn Sầu, thôn Tân Sơn, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) chia sẻ. Mặc dù đang trong những ngày nắng nóng giữa Hè, những người hàng xóm vợ chồng anh Phùng Văn Sầu, vẫn miệt mài tay thước, tay bay hết xoa lại ngắm. Trưởng thôn Tân Sơn, Lý Văn Chiêm vui vẻ cho biết

28/05/2021
Cải tạo vườn tạp trên vùng đất khó

BHG - Thực hiện chương trình Cải tạo vườn tạp của UBND tỉnh, huyện Mèo Vạc đối diện không ít khó khăn, nhất là thực trạng thiếu đất sản xuất. Song, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân, Đề án đã đạt một số kết quả khả quan bước đầu.

27/05/2021