Ngân hàng Chính sách xã hội Xín Mần tiếp sức cho người dân thoát nghèo

16:11, 01/05/2021

BHG - Xín Mần là một trong những huyện nhiều khó khăn của tỉnh, để đưa Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025 vào cuộc sống thì khó khăn nhất chính là nguồn vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện với vai trò là “bà đỡ” đã tiếp sức cho bà con những đồng vốn quý giá theo Nghị quyết số 58 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ tại địa phương, để người dân có sinh kế thực hiện cải tạo đất hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ngay trên mảnh đất của mình.

Hộ ông Lèng Minh Chiến, thôn Nà Ràng, xã Khuôn Lùng cải tạo vườn tạp từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Xín Mần.
Hộ ông Lèng Minh Chiến, thôn Nà Ràng, xã Khuôn Lùng cải tạo vườn tạp từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Xín Mần.

Năm 2021, huyện Xín Mần có 297 hộ đăng ký cải tạo vườn tạp, trong đó có 165 hộ nghèo, 93 hộ cận nghèo và 39 hộ trung bình. Hộ có nhu cầu vay vốn là 234 hộ, với số tiền 7.020 tỷ đồng; đã giải ngân cho 20 hộ tại xã Khuôn Lùng, kinh phí 600.000.000 đồng. Còn 214 hộ có nhu cầu vay vốn chưa được giải ngân trong đó hộ nghèo 138 hộ, hộ cận nghèo 76 hộ; đã thực hiện cải tạo vườn tạp đến thời điểm hiện tại là 76 hộ.

Có thể nói, với 20 hộ thực hiện thí điểm cải tạo vườn tạp tại xã Khuôn Lùng, nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH như một luồng sinh khí mới để bà con vươn lên thoát thèo từ ruộng, vườn của mình. Nỗi lo về vốn sản xuất được giải quyết, 20 hộ bắt tay ngay cải tạo vườn tạp. Những mảnh ruộng, vườn vốn bỏ hoang từ lâu được cày xới, lên luống để khẩn trương trồng các loại cây ngắn ngày như: Rau bí, rau ngót và các loại cây dài ngày có giá trị kinh tế như cây Dổi, Chanh 4 mùa, Xạ đen… Trao đổi với đồng chí Nguyễn Thế Hệ, Chủ tịch UBND xã Khuôn Lùng được biết: Để thực hiện thí điểm cải tạo vườn tạp, cấp ủy, chính quyền xã đã khảo sát và lựa chon 20 hộ, trong đó 7 hộ nghèo và 13 hộ cận nghèo để thực hiện cải tạo đất hoang, trồng các loại cây theo hướng hàng hóa. Tổng diện tích đất thực hiện cải tạo vườn tạp là 10.749 m2, với tổng vốn vay thực hiện 600 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH. Tới thời điểm hiện tại, với sự hỗ trợ của chính quyền và sự vào cuộc của nhân dân, 18 hộ có đất trống đã tiến hành trồng các loại rau củ, quả và cây dược liệu như: Củ Hoài sơn, rau ngót, Chanh 4 mùa, cây Dổi… Ngoài ra 15/20 hộ trên cũng đã xây dựng, sửa sang chuồng chăn nuôi để nuôi lợn, dê, trâu vỗ béo. Gia đình ông Hoàng Văn Xạ, thôn Làng Thượng, thuộc hộ cận nghèo được chọn để thực hiện cải tạo vườn tạp trong đợt này được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH, ông đã đầu tư vào 3 vườn rau và 1 ao thả cá. Có thể nói, với gia đình ông, đây là nguồn vốn thực sự quý giá, giúp ông đầu tư sản xuất, tạo ra sản phẩm trên những mảnh đất bấy lâu bị bỏ hoang của gia đình. Còn đối với bà Sùng Thị Mai, đội 2, thôn Nặm Phang, thuộc diện hộ nghèo, gia đình neo người. Được chính quyền địa phương vận động, bà quyết tâm cải tạo 3 mảnh đất trống của gia đình để trồng Bí bao tử, rau ngót và các loai rau, củ khác dưới sự hướng dân của cán bộ xã. Là người nông dân, bà Mai hiểu bỏ đất trống là một sự lãng phí nhưng do thiếu nguồn vốn sản xuất, thiếu tiền mua cây, con giống và đầu tư phân bón nên chưa thể cải tạo diện tích đất trống. Nhưng giờ đây, từ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng CSXH huyện, bà và gia đình đã bắt tay vào cày xới lại 3 mảnh vườn, đầu tư sửa sang chuồng trại, mua thêm gà, lợn về nuôi.

Đồng chí Trần Thanh Vỹ, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Xín Mần cho biết: Để tiếp sức cho bà con thoát nghèo bền vững trên địa bàn huyện nói chung và xã Khuôn Lùng nói riêng, Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với địa phương và cơ quan chức năng thẩm định các tiêu chí từng hộ để giải ngân theo đúng kế hoạch. Là huyện nghèo của tỉnh, địa hình phức tạp, hằng năm thường xuyên xảy ra thiên tai gây thiệt hại không nhỏ cho bà con. Nguồn vốn Ngân hàng CSXH như một “luồng gió” mang đến cơ hội cho người dân nơi đây phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xây dựng các trang trại có thu nhập ổn định tại địa phương. 

Bài, ảnh: Trọng Toan


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vượt khó nơi biên cương

BHG - Với ý chí, bản lĩnh của bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Đồng (sinh 1965), thôn Nặm Tạ, xã Thanh Đức (Vị Xuyên) đã không vì khó khăn mà khuất phục, quyết tâm bám đất, xây dựng cơ ngơi vững vàng nơi biên cương.

30/04/2021
Quản Bạ làm tốt công tác quản lý đất đai

BHG - Trong những năm qua, để phát huy hiệu quả việc sử dụng các loại đất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp, huyện Quản Bạ phát huy vai trò nhà nước trong quản lý đất đai. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT – XH, giữ vững QP – AN trên địa bàn.

30/04/2021
Cùng người dân Vị Xuyên sản xuất, kinh doanh

BHG - Thời gian qua, Agribank chi nhánh Vị Xuyên đã không ngừng đưa nguồn vốn phát triển sản xuất nông nghiệp đến tay người dân. Qua đó làm tốt vai trò đồng hành, giúp đỡ nhiều hộ dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là trong thời gian khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 và dịch tả lợn châu Phi.

30/04/2021
Bộ TN&MT: Sốt đất đã hạ nhiệt

Thông tin về sốt đất ở các địa phương, ông Mai Văn Phấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, tình trạng này đã có dấu hiệu hạ nhiệt.

 

 

29/04/2021