Hà Giang

Hiệu quả mô hình Tổ phụ nữ liên kết giúp nhau phát triển kinh tế ở phường Quang Trung

23:34, 18/04/2021

BHG - Nhằm giúp chị em phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Quang Trung (thành phố Hà Giang) triển khai nhiều hoạt động thiết thực; trong đó, mô hình tổ phụ nữ liên kết giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, thu nhập ổn định cho chị em.

Chị Lò Thị Tuyết (phải) tổ 8, phường Quang Trung đầu tư máy xay xát phục vụ các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Chị Lò Thị Tuyết (phải) tổ 8, phường Quang Trung đầu tư máy xay xát phục vụ các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Hội LHPN phường Quang Trung hiện có 9 chi hội, với 788 hội viên; trong đó, có 6 tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế gồm nhiều mô hình như: Nuôi lợn đen thương phầm, nuôi lợn nái luân chuyển, dịch vụ nấu cỗ lưu động, dịch vụ giúp việc gia đình, trồng rau an toàn… mang lại hiệu quả cao cho các hội viên trong tổ; nhiều tấm gương tiêu biểu về đi đầu trong phát triển kinh tế, định hướng, giúp đỡ các hội viên vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong đó, phải nhắc đến chị Lò Thị Tuyết, tổ 8, với mô hình nuôi lợn đen thương phẩm và lợn nái luân chuyển; hiện nay có 110 con lợn, với trọng lượng 100 - 120 kg/con, giá bán 75.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, còn nuôi thêm 150 con gà thương phẩm, mỗi con nặng từ 2 - 3 kg, giá bán 130.000 đồng/kg; chị thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi. Với diện tích vườn sau nhà 3.000 m² chị trồng thêm các loại rau để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, làm thức ăn xanh cho đàn vật nuôi, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí trong sản xuất; ngoài ra, còn đầu tư thêm hệ thống máy xay sát và bán cám, ngô, thóc để phục vụ các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn; trừ chi phí mỗi năm cũng đem lại cho gia đình chị 600 triệu đồng. Chị Tuyết chia sẻ: Tổ có 7 thành viên, tôi được bầu làm tổ trưởng, các chị em cùng nhau chung sức, giúp đỡ nhau hết mình. Tôi thường truyền đạt những kinh nghiệm từ thực tế trong chăn nuôi, giúp chị em có được những kiến thức từ thực tiễn áp dụng vào gia đình mình. Hội thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về cách chăm sóc gia súc, gia cầm giúp các chị em trong tổ có thêm kiến thức quý báu. Tôi cho mượn lợn nái giống và hỗ trợ gây giống thuần chủng, để các chị em trong Hội có cơ sở, vững tin phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Thời gian tới, sẽ kêu gọi thêm các chị em có hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào tổ cùng nhau đoàn kết, chia sẻ những kinh nghiệm, vốn, giống để chuyên tâm vào lao động sản xuất, nâng cao đời sống.

Cán bộ Hội kiểm tra chất lượng thực phẩm của tổ nấu cỗ lưu động của chị Nguyễn Thị Huệ (Áo xanh chấm bi bên phải) tại tổ 7, phường Quang Trung (Thành phố Hà Giang). 				Ảnh: ĐỨC NINH
Cán bộ Hội kiểm tra chất lượng thực phẩm của tổ nấu cỗ lưu động của chị Nguyễn Thị Huệ (Áo xanh chấm bi bên phải) tại tổ 7, phường Quang Trung (Thành phố Hà Giang).

Chị Nguyễn Thị Huệ, tổ 7, với mô hình tổ nấu cỗ lưu động, có 18 thành viên cùng nhau góp sức, đem những tinh túy nhất của ẩm thực thổi hồn vào từng món ăn đầy tinh tế, chất lượng. Các thực phẩm tươi, an toàn được chị lựa chọn kỹ càng tại các cơ sở kinh doanh uy tín, đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, không chất bảo quản, màu phụ gia công nghiệp trong chế biến đồ ăn. Cỗ tùy theo ý tưởng của gia chủ từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/mâm, với các món đa dạng mang âm hưởng đặc sắc của núi rừng như: Gà đen tần thuốc bắc, nộm dê tái chanh, măng đắng cuốn thịt lợn đen… Cho thuê hệ thống phông rạp với giá 70.000 đồng/mâm, trang trí rạp từ 500 đến 1 triệu đồng, tăng âm, loa, đài 1  đến 1,5 triệu đồng… Thu nhập của các thành viên trong tổ giao động từ 10 - 15 triệu/tháng, tùy theo khả năng của mỗi thành viên. Chị Huệ thổ lộ, các chị em trong tổ nấu cỗ lưu động trước đây đa số đều không có việc làm, gia đình kinh tế khó khăn; lúc đầu mới thành lập tổ, cũng khó khăn vất vả lắm, vì mới mở chưa gây được uy tín. Tôi luôn lấy tiêu chí “Món ăn ngon, chất lượng, uy tín được đánh giá qua sự hài lòng của các thực khách”, đến nay các khách hàng gần, xa từ các huyện Bắc Mê, Quản Bạ, Vị Xuyên… cũng tìm về để đặt niềm tin vào những ngày vui, lễ, Tết. 

Chủ tịch Hội LHPN phường Quang Trung, Bùi Thị Thủy khẳng định: Các mô hình phụ nữ liên kết giúp nhau phát triển kinh tế đã mang lại hiểu quả thiết thực, giúp giải quyết việc làm cho chị em tại địa phương, với thu nhập khá. Chị em luôn hoàn thành tốt chức trách của người vợ, người mẹ trong gia đình, làm ngọn cờ đầu về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Khi kinh tế đã ổn định, gia đình ấm êm, cuộc sống luôn tràn ngập những niềm vui, giúp vị thế của người phụ nữ trong gia đình, xã hội ngày càng được đề cao. Hội cũng giúp các hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, tư vấn những cách làm hay trong phát triển kinh tế tập thể. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục vận động các hội viên tham gia vào các tổ liên kết giúp nhau phát triển kinh tế vững bền; mở thêm các lớp đào tạo chuyên sâu theo xu hướng về phát triển các dịch vụ làm đẹp, homestay; tạo lên nhiều cơ hội việc làm cho chị em tùy chọn ngành, nghề theo sở thích cá nhân.

Bài, ảnh: ĐỨC NINH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xín Mần tái đàn lợn theo hướng an toàn

BHG - Sau khi đã khống chế được dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, bà con huyện Xín Mần chủ động đầu tư tái đàn lợn. Nắm bắt tình hình thực tiễn chăn nuôi những năm vừa qua, Phòng Nông nghiệp - PTNT có chủ trương khuyến khích bà con tái đàn theo hướng gia trại, trang trại để chăn nuôi an toàn, hiệu quả.

17/04/2021
Khơi thông tín dụng đầu tư cho hộ nghèo, cận nghèo

BHG - Nghị quyết số 58 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025 ra đời, tạo sinh khí mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bởi, nghị quyết không chỉ khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư trực tiếp cho hộ nghèo, cận nghèo với lãi suất 0% mà còn tạo động lực quan trọng để đối tượng thụ hưởng thêm quyết tâm biến "tấc đất" thành "tấc vàng".

 

17/04/2021
Nhộn nhịp vụ chè Xuân

BHG - Sau mùa Đông giá lạnh kéo dài, cây chè Shan tuyết ngưng mọc chồi để bảo quản dưỡng chất. Khoảng giữa tháng ba, tiết trời ấm áp, những búp chè căng mong nhú nở trên các rừng chè và cho chất lượng tốt nhất. Chè vụ Xuân được cả người làm chè và người uống chè mong đợi vì hương vị đặc biệt và chất lượng, vậy nên khi các đồi chè bật chồi, nẩy búp cũng là lúc các xưởng sản xuất đốt lò bắt tay vào sao chế chè thành phẩm.

16/04/2021
Hội Làm vườn tỉnh tập huấn và tặng cây giống cho các hộ cải tạo vườn tạp

BHG - Ngày 15.4, tại xã Ngọc Linh (Vị Xuyên), Hội Làm vườn tỉnh đã tổ chức tập huấn và tặng cây giống cho hội viên thực hiện cải tạo vườn tạp.

15/04/2021