Tín dụng chính sách xã hội "bà đỡ" giảm nghèo bền vững

17:03, 09/10/2019

BHG - Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm mục đích cải thiện đời sống cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị. Để thực hiện hiệu quả chủ trương này, các chương trình tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã và đang trở thành một trong những trụ cột tích cực, là “bà đỡ” quan trọng giúp các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Quản Bạ giải ngân cho hộ nghèo xã Đông Hà.
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Quản Bạ giải ngân cho hộ nghèo xã Đông Hà.

Hà Giang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, có 7 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; 165 xã thuộc vùng khó khăn và 1.408 thôn đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 31,17%. Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng CSXH; những năm qua, tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết chỉ đạo Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh bám sát mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh để triển khai các chương trình tín dụng chính sách hiệu quả.

Người dân thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đầu tư phát triển trồng chè từ nguồn vốn tín dụng CSXH.
Người dân thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đầu tư phát triển trồng chè từ nguồn vốn tín dụng CSXH.

Hiện nay, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh đang triển khai thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách; đồng thời ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh; với 2.659 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Một số chương trình tín dụng chính sách có dư nợ lớn, mang lại hiệu quả rõ nét như: Chương trình cho vay tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đạt 32.623 triệu đồng/3.298 hộ vay; chương trình hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt 52.752 triệu đồng/5.172 hộ; cho vay hỗ trợ phát triển KT – XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 đạt 87.396 triệu đồng/2.153 khách hàng; tín dụng hộ nghèo đạt 1.052.372 triệu đồng/33.447 khách hàng; tín dụng hộ cận nghèo đạt 365.103 triệu đồng/10.455 khách hàng; tín dụng hộ mới thoát nghèo đạt 263.491 triệu đồng/6.454 khách hàng; tín dụng nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đạt 144.818 triệu đồng/10.639 khách hàng; tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đạt 93.601 triệu đồng/3.042 khách hàng; tín dụng hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn đạt 685.776 triệu đồng/17.357 khách hàng…

Chất lượng tín dụng CSXH ngày càng được nâng cao, nhiều hộ nghèo được thụ hưởng từ 2 - 3 chính sách tín dụng. Từ năm 2016 đến 31.7.2019, tổng nguồn vốn tính dụng CSXH trên địa bàn tỉnh đạt 2.887.417 triệu đồng, tăng 927.112 triệu đồng so với năm 2015. Trong đó: Nguồn vốn cân đối từ T.Ư đạt 2.645.872 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,7% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngân sách địa phương đạt 47.080 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,6%. Nguồn vốn huy động tại địa phương được T.Ư cấp bù lãi suất đạt 194.465 triệu đồng, chiếm 6,7% tổng nguồn vốn. Toàn tỉnh hiện có 98.510 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, trong đó có 32.431 lượt hộ nghèo; tạo việc làm cho 4.723 lao động tại địa phương; có 20.532 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường và 1.236 căn nhà ở cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được đầu tư xây dựng. Từ nguồn vốn tính dụng ưu đãi, người dân đã đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng, phát triển kinh tế với ngành nghề chính như: Chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống; chăn nuôi trâu, bò, nuôi trồng thủy sản; trồng cam, chè, trồng rừng… với thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các địa phương. Đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 12,48% so với đầu giai đoạn (từ 43,65% năm 2015 xuống còn 31,17% năm 2018).

Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh cùng các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương các cấp thường xuyên quan tâm thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để bổ sung nguồn vốn. Các thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng CSXH nhằm đảm bảo nguồn vốn được đầu tư đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững. Hoạt động tín dụng CSXH còn được lồng ghép hiệu quả với các chương trình khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất; góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn.

Nguồn vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua Ngân hàng CSXH đã khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất, tạo việc làm ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn không ngừng được nâng lên; góp phần đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen vùng nông thôn; an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững.

Việc triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng CSXH không chỉ giúp đời sống vật chất và tinh thần người dân vùng nông thôn ngày càng được cải thiện, kinh tế khu vực nông thôn phát triển nhanh mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững, “không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau”.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tái cơ cấu nông nghiệp ở Quản Bạ

BHG - Tái cơ cấu nông nghiệp được huyện Quản Bạ xác định là một phần quan trọng trong tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Huyện đã và đang tích cực chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển nông, lâm sản hàng hóa; hình thành nhiều chuỗi giá trị, đồng thời, triển khai thực hiện tái cơ cấu một cách trọng tâm, trọng điểm...

 

09/10/2019
Phiên chợ đưa hàng Việt về xã biên giới Lao Chải

BHG - Sáng ngày 7.10, Trung tâm khuyến công - xúc tiến công thương phối hợp với Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Vị Xuyên, UBND xã Lao Chải tổ chức "Phiên chợ đưa hàng Việt về huyện biên giới tại xã Lao Chải" với chủ đề "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Phiên chợ đưa hàng Việt về huyện biên giới lần này là chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2019...

09/10/2019
Sản phẩm OCOP cần hội tụ đủ các tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa

BHG - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai từ năm 2018 đã nhận được sự hưởng ứng của các chủ thể sản xuất và cấp ủy, chính quyền các cấp. Nhằm làm rõ hơn về những nội dung liên quan đến OCOP, phóng viên (P/v) Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/c) Nguyễn Đức Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

 

09/10/2019
Vĩnh Hảo vào vụ cam

BHG - Là một trong những xã có diện tích cây có múi lớn nhất huyện, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) hiện có tổng diện tích cam, quýt trên 970 ha. Trong đó, cam kinh doanh 782 ha, cam trồng mới 188 ha và chủ yếu là giống cam Giấy, V2… Cây cam ở Vĩnh Hảo hiện đang thời kỳ nuôi quả, để có được vụ cam đạt năng suất, chất lượng; bà con đã chủ động trong việc phòng trừ sâu bệnh và đẩy mạnh chăm sóc...

09/10/2019