Hà Giang

Bí quyết xây dựng Nông thôn mới thành công

07:56, 06/08/2019

BHG - Xây dựng Nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và dân hưởng lợi; những năm qua, tỉnh đã phát huy hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở (QCDCCS), huy động mạnh mẽ nguồn lực trong nhân dân để “về đích” nhiều tiêu chí NTM.

Ngay khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, các cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thực hiện công khai, minh bạch các nội dung cho dân biết về: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các công trình, dự án đầu tư trực tiếp cho cơ sở; các nguồn vốn đầu tư, kinh phí, lệ phí, khoản đóng góp; danh sách các hộ được hưởng chế độ, chính sách theo các chương trình, dự án, vay vốn phát triển kinh tế… đều được thông báo trực tiếp đến người dân thông qua các cuộc họp thôn hoặc niêm yết công khai tại trụ sở thôn, bảng tin công cộng của thôn. 100% xã, phường xây dựng kế hoạch cụ thể và tiến hành tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân; qua tiếp xúc, đối thoại để nắm được tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân, kịp thời tháo gỡ vướng mắc từ cơ sở, không để phát sinh điểm nóng. Các ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng từng bước phát huy vai trò trong việc tham gia giám sát các công trình xây dựng được đầu tư ở địa bàn.

Người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) phát triển mô hình trồng rau, quả trong nhà lưới mang lại thu nhập cao.
Người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) phát triển mô hình trồng rau, quả trong nhà lưới mang lại thu nhập cao.

Trước khi thực hiện một công trình, dự án có liên quan đến người dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đều tổ chức họp dân, bàn bạc công khai, lấy ý kiến nhân dân, nhờ vậy, các chủ trương, kế hoạch đều được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Từ đây, xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều phong trào thi đua xây dựng NTM như: Phong trào “làng mới”; vệ sinh đường làng, ngõ xóm; làm đường bê tông nông thôn; sạch làng, tốt cây; mỗi tuần một việc, mỗi tháng một việc; ra quân xây dựng NTM; ngày Chủ nhật xanh; xây dựng “Khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa”… Thông qua các phong trào, tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thể hiện quyết tâm cao trong xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; người dân đã chủ động, tích cực đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Năm 2019, xã Phương Tiến (Vị Xuyên) là 1 trong 5 xã được chọn “về đích” NTM. Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM theo đúng lộ trình, bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, xã huy động được nguồn lực lớn trong nhân dân chung tay xây dựng NTM. Bí thư Chi bộ thôn Sửu, xã Phương Tiến Hà Đức Vinh cho biết: “Trước khi bắt tay vào xây dựng NTM, thôn tổ chức  họp dân, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để người dân nắm bắt; đồng thời vận động nhân dân cùng chung tay thực hiện. Nhờ vậy các phần việc của thôn được triển khai nhanh chóng, hiệu quả; người dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công làm đường giao thông. Đến nay, thôn đã thực hiện được 16/19 tiêu chí và nỗ lực phấn đấu hoàn thành trong năm 2019”.

Thực hiện QCDCCS đã tác động to lớn trong việc huy động nguồn lực từ nhân dân tham gia xây dựng NTM. Từ đầu năm đến nay, nhân dân trên địa bàn tỉnh đã hiến trên 160.000 m2 đất, đóng góp trên 87.000 ngày công lao động; thực hiện nâng cấp 195 km đường giao thông các loại; làm mới 51 km đường bê tông nông thôn; cải tạo, xây dựng 63 phòng học, 20 nhà văn hóa thôn; nhiều tiêu chí xây dựng NTM hoàn thành đúng tiến độ. Việc triển khai QCDCCS được thực hiện sâu rộng đã thể hiện ý thức tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; từ đây, phương thức lãnh, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn đổi mới, chuyển mạnh theo hướng cụ thể, gần dân, sát dân, lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhân dân. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ chính trị không ngừng được nâng cao; mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân ngày càng mật thiết, gắn bó.

Để tiếp tục thực hiện tốt QCDCCS, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM; các cấp, các ngành cần tiếp tục xác định vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân tham gia tổ chức, giám sát việc thực hiện các quy định của QCDCCS. Các nội dung quy định của QCDCCS được thực hiện đồng thời với các chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương; chú trọng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM; nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, đặc biệt là kỹ năng tổ chức, điều hành công việc theo quy trình dân chủ; kết hợp hiệu quả giữa thực hiện QCDCCS với công tác cải cách hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm nguyên tắc QCDCCS; xây dựng tác phong làm việc, phong cách dân vận của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực tế, thực hiện tốt QCDCCS chính là “chìa khóa” để xây dựng NTM thành công.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác mỏ mangan Pù Khâu Lôi

BHG - Ngày 31.7, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 2337/UBND-KTTH, về việc thông báo chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản mỏ mangan Pù Khâu Lôi, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang và yêu cầu Công ty CP Khoáng sản Châu Á Biển Đông thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Yêu cầu Công ty Công ty CP Khoáng sản Châu Á Biển Đông chấm dứt mọi hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ mangan Pù Khâu Lôi

31/07/2019
Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi

BHG - Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp khi số lợn bị bệnh liên tục tăng; nhiều địa phương đã tái phát dịch bệnh sau khi công bố hết dịch. Đến nay, toàn tỉnh có trên 3.450 con lợn/508 hộ/167 thôn/54 xã/8 huyện bị chết và tiêu hủy; trọng lượng trên 162 tấn. Toàn tỉnh có 22 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch kể từ ca mắc bệnh cuối cùng, gồm: Thị trấn Phố Bảng, Lũng Táo (Đồng Văn); xã Ngọc Đường, phường Minh Khai, Quang Trung, Trần Phú, Nguyễn Trãi (thành phố Hà Giang)...

31/07/2019
Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP ở Quang Bình

BHG - Nắm bắt được nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch của người tiêu dùng, nông dân huyện Quang Bình đã và đang đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản, thực phẩm chất lượng, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, từ năm 2016 đến nay, huyện Quang Bình đã chứng nhận 19 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã (HTX) sản xuất cam tại các xã Hương Sơn, Yên Hà, Tiên Yên… 

31/07/2019
Liên kết phát triển nông nghiệp bền vững tại Bắc Quang

BHG - Đầu tư trên 40 tỷ đồng xây dựng nhà máy có quy mô trên 1,8 ha và liên kết với nông dân 4 xã của huyện Bắc Quang trồng hàng trăm ha dược liệu sản xuất thuốc và các loại trà - sự đầu tư và liên kết giữa Công ty Cổ phần dược Bông Sen Vàng (Công ty Bông Sen Vàng) với người nông dân đang mở ra hướng đi vững chắc trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

31/07/2019