Lá đắng Nà Khương, từ rau rừng thành sản phẩm hàng hóa

09:37, 18/07/2019

BHG - Lá đắng rừng là món ăn quen thuộc với người dân xã Nà Khương (Quang Bình). Nhưng trước kia không phải lúc nào cũng có thể tìm được loại rau này vì chỉ có trên rừng già, thác nước cao và hoàn toàn mọc tự nhiên. Còn bây giờ, loại rau độc đáo này đã được người dân đem từ rừng về trồng tại vườn nhà.

Lá đắng thường mọc trên những thác đá cao, dưới tán cây rừng, thân nhỏ, phát triển nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chu kỳ thu hoạch 1 tuần/lần. Lá đắng còn có tên gọi theo tiếng dân tộc Tày là “khum kìa”, dạng lá nhỏ, thấp, mảnh mai nhưng có nhiều công dụng tốt, như: Giải cảm, giải rượu, giảm đau dạ dày, giải độc gan... và là món ăn giải nhiệt được nhiều người ưa chuộng. Bà Lùng Thị Ngoan, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, chia sẻ: “Gia đình tôi hiện trồng được khoảng 0,5 ha rau Lá đắng dưới tán rừng, hàng tuần thu hoạch lá tươi bán tại chợ huyện Bảo Yên (Lào Cai), trung bình thu nhập trên 2 triệu đồng/phiên chợ...”.

Cây Lá đắng.
Cây Lá đắng.

Hiện, trên địa bàn xã Nà Khương có HTX Nam Hà chuyên trồng và thu mua Lá đắng của bà con để sản xuất và cung cấp ra thị trường. Ông Lùng Văn Trung, Giám đốc HTX Nam Hà, cho biết: HTX trồng được khoảng 10 ha Lá đắng, trung bình 1 ha thu được 1 tấn lá/năm. HTX tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng gói, bao bì đúng tiêu chuẩn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Lá đắng của HTX chủ yếu tại các chợ phiên và tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang... Trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi năm HTX thu nhập trên 100 triệu đồng.

Từ một loại rau rừng, Lá đắng Nà Khương được người dân nâng cao giá trị, trở thành một trong những nông sản đặc trưng. Lợi ích kinh tế từ Lá đắng đã được khẳng định; thời gian tới, địa phương tiếp tục phát triển cây Lá đắng đem lại thu nhập cao cho người dân.

Bài, ảnh:  MAI VƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

BHG - Mặc dù nông nghiệp (NN) không phải là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hà Giang nhưng được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm; thông qua chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu (TCC) ngành NN. Từ đó, tạo đà cho kinh tế NN phát triển bền vững, nhất là tại 3 xã ngoại thành, gồm: Phương Độ, Phương Thiện và Ngọc Đường.

17/07/2019
Yên Minh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

BHG - Những năm qua, huyện Yên Minh luôn thực hiện tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ tích cực triển khai nhiều giải pháp, nhằm tạo chuyển biến nhận thức về mua sắm tiêu dùng tới đông đảo người dân.

17/07/2019
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Giang triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm

BHG - Ngày 16.7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức hội nghị giao ban sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Hà Giang, chủ trì hội nghị.

17/07/2019
Trà Khổ qua rừng - đặc sản phía Tây Xín Mần

BHG - Để tạo nên sản phẩm OCOP của địa phương, thời gian qua, huyện Xín Mần đã tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng cây Mướp đắng rừng (Khổ qua). Đồng thời, đầu tư cơ sở, thiết bị máy móc để chế biến, đóng gói sản phẩm trà từ cây Mướp đắng rừng cung cấp ra thị trường. Mướp đắng rừng là loại giống cây dây leo, mọc tự nhiên ở các sườn núi, thường được người dân hái quả, chế biến các món ăn hàng ngày. Mướp đắng rừng có đặc điểm thân cây và quả cây bé, có vị đắng hơn mướp đắng thường.

16/07/2019