Bắc Mê chú trọng huy động sức dân

08:28, 09/05/2018

BHG - “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, với tư tưởng coi dân là gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì vai trò của người dân là rất lớn và sức dân đã mang lại những thắng lợi to lớn của đất nước; cho đến nay, sức dân vẫn giữ được vị trí của mình trong xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Từ đó, nhiều địa phương trong đó có huyện Bắc Mê đã vận dụng linh hoạt tư tưởng của Người trong việc xây dựng Nông thôn mới (NTM).

Bà con thôn Lùng Quốc, xã Minh Sơn (Bắc Mê) có cuộc sống đủ đầy hơn từ khi có điện và mở đường liên thôn.
Bà con thôn Lùng Quốc, xã Minh Sơn (Bắc Mê) có cuộc sống đủ đầy hơn từ khi có điện và mở đường liên thôn.


Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Nhà nước, đòi hỏi quá trình tiến hành lâu dài; bởi vậy, cùng với việc hỗ trợ từ Nhà nước và cán bộ thì cần sự vào cuộc và đóng góp rất lớn của nhân dân. Để chương trình thực sự hiệu quả, huyện Bắc Mê đã phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM. Qua đó, trong năm 2017 đã tổ chức đóng góp được gần 426 triệu đồng tiền mặt, gần 2.650 ngày công lao động làm đường bê-tông nông thôn, đổ bê-tông sân trường học; nhân dân hiến được 15.170 m2 đất…

Sự đóng góp của nhân dân còn được thể hiện trên nhiều phương diện và rộng khắp tại các xã như: Minh Sơn đóng góp gần 700 triệu đồng mua dây kéo điện về các thôn Lùng Thóa, Lùng Quốc, xóm Đán Khao của thôn Nà Sáng, thôn Khuổi Lòa và 50 triệu đồng mua vật liệu làm đường giao thông nông thôn. Xã Đường Hồng có 13 hộ hiến 14.450 m2 đất làm đường giao thông, điểm trường học, nhà văn hóa thôn, sân thể thao thôn; người dân xã Lạc Nông đóng góp 130 triệu đồng kéo điện đến nhóm hộ thôn Nà Pâu và 720 ngày công lao động làm đường; xã Phú Nam nhân dân đóng góp 33,5 triệu đồng và 176 ngày công làm đường giao thông nông thôn. Cùng với đo, nhiều hộ đã tự mở mới đường dân sinh và cải tạo nhà ở như: Mở mới đường đất, đá được 6.400 m đường liên xóm, liên gia; Nâng cấp, tu sửa đường giao thông nông thôn được 12.710 m; 102 hộ láng, bó nền nhà; 69 hộ làm nhà tắm; 87 hộ làm nhà vệ sinh; 93 hộ làm bể nước; 39 hộ cứng hóa nền chuồng trại gia súc, 176 hộ di chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà; 88 hộ chỉnh trang khuôn viên gia đình, 72 hộ nhà sạch vườn đẹp... 

Lý giải cho việc có được sự đồng thuận của nhân dân, khi mà với họ, cơm vẫn còn chưa đủ no… nhưng vẫn nhiệt tình, đồng lòng xây dựng quê hương. Đồng chí Nguyễn Thị Tình, Bí thư Đảng ủy xã Minh Sơn cho biết: “Tuy đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; một số thôn vùng cao của xã chưa có điện lưới Quốc gia, nhà văn hóa thôn... Nhưng nhận thấy việc, muốn đời sống của người dân được nâng lên thì cần thay đổi nếp sống cũ. Bởi vậy, xã đã tích cực tuyên truyền qua các chi, tổ, hội thôn; cán bộ xã và lực lượng giáo viên tại các trường trên địa bàn, lực lượng Công an thôn, bản... Qua đó, Chương trình xây dựng NTM đã dần ăn sâu vào nhận thức của người dân;  từ đó, có 4 thôn đóng góp kinh phí kéo điện sinh hoạt về thôn, tự góp tiền mở rộng đường; các thôn trong xã góp 120 triệu đồng xây dựng lớp học tại xã... Đây đều là những tín hiệu đáng mừng”.

“Qua quá trình vận động lâu dài, bền bỉ của cán bộ xã và tiếp cận với những thôn, bản có cuộc sống sung túc từ việc có điện. Thôn đã vận động từng hộ dân, phân tích cho họ hiểu về lợi ích của việc kéo điện và mở đường; sau hơn 2 tháng, đã có 39/52 hộ dân của thôn Lùng Quốc tình nguyện góp tiền kéo điện. Tổng số tiền phải bỏ ra là gần 300 triệu đồng, để có thể đóng góp, các hộ cũng phải bán con trâu, con bò; nhưng khi có điện dùng, ai cũng phấn khởi mua tivi, tủ lạnh, máy nông nghiệp,... từ đó, cuộc sống trong thôn cũng thay đổi vui tươi và phấn khởi hơn. Nhiều hộ còn đầu tư mua máy thái cỏ, máy sát mi-ni về phục vụ gia đình. Giờ không còn phải chịu cảnh chạy nhiều cây số để xem phim, hay nặng nhọc vác những bao thóc, ngô đi nhiều km xuống xã để sát...” anh Giàng Mí Hồ, Bí thư Chi bộ thôn Lùng Quốc, một thôn đầu tiên tự bỏ tiền đóng góp kéo đường điện của xã Minh Sơn cho biết.

Không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; nhiều thôn bản xa của các xã tại huyện Bắc Mê đã dùng chính nội lực của mình để phục vụ cho lợi ích chung. Những bài hát, điệu múa, giọng nói dịu dàng phát ra từ chiếc tivi, một cốc nước mát được uống khi đi làm nương về,... trước đây từng lạ lẫm, thì nay nó đã trở nên rộng khắp, khiến cho cuộc sống của người dân thêm rộn ràng, vui tươi hơn.

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc tháo gỡ khó khăn trong xây dựng Nông thôn mới

BHG - Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã giúp cho bộ mặt nông thôn ở Mèo Vạc thêm tươi mới. Không chỉ có những con đường mới mở vượt núi, những tuyến đường nội thôn được bê-tông hóa mà còn có những mô hình kinh tế hiệu quả đang mang đến cho đồng bào biên cương cuộc sống ấm no. Xuất phát điểm với nền kinh tế thấp, nguồn lực đầu tư hạn hẹp, nội lực trong nhân dân hạn chế; nên khi bắt tay vào xây dựng NTM, Mèo Vạc đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

09/05/2018
Đồng Văn mở rộng diện tích trồng rau Bắp cải trái vụ

BHG - Những năm qua, huyện Đồng Văn đã có nhiều giải pháp, cách làm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Trong đó có việc chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô, trồng lúa nhưng thiếu nước sản xuất sang trồng rau Bắp cải trái vụ, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

 

09/05/2018
Chàng trai Quảng Bình khởi nghiệp trên đất Hà Giang

BHG - Sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung nắng gió Lệ Thủy (Quảng Bình), nhưng anh Nguyễn Văn Trãi (sinh 1988) lại lựa chọn Hà Giang để lập nghiệp. Hiện, anh đang là Giám đốc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ Du lịch và Thương mại Hà Giang Trẻ, chuyên cung cấp dịch vụ du lịch Hà Giang chuyên sâu. Nhờ sự tâm huyết, uy tín, công ty của anh đang từng bước trở thành đơn vị lữ hành được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến và lựa chọn khi khám phá Hà Giang.

 

08/05/2018
Kinh tế tư nhân thêm cơ hội... "cất cánh" - Kỳ 2: Nhận diện và tháo "rào cản"

BHG - Trong rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế khu vực tư nhân, có 3 yếu tố chính, tác động lớn nhất gồm: Vướng mắc về đất, thủ tục hành chính và nguồn vốn. Những "rào cản" trên sớm được tỉnh ta nhận diện, từ đó có nhiều cách làm phù hợp, tháo gỡ hiệu quả khó khăn, tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển, từng bước đưa mảnh đất cực Bắc Tổ quốc thoát nghèo bền vững. Mặc dù được tỉnh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, nhưng việc phát triển doanh nghiệp, kinh tế khu vực tư nhân vẫn còn nhiều hạnh chế; trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp lớn, số lượng còn thấp so với các địa phương trong khu vực, quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh chưa cao...

 

08/05/2018