Hà Giang

Xã Đường Âm phát triển kinh tế từ cây Hồi

08:05, 01/03/2018

BHG - Những năm gần đây, xã Đường Âm (Bắc Mê) đã tập trung trồng các loại cây có lợi thế và hiệu quả kinh tế cao; trong đó, cây Hồi được người dân đưa vào trồng từ năm 2009 và rất phù hợp với khí hậu, đất đai ở đây. Cây Hồi giờ đã trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân phát triển kinh tế, thực hiện giảm nghèo hiệu quả.

Anh Triệu Văn Thành, thôn Nà Nôm chăm sóc diện tích Hồi của gia đình.
Anh Triệu Văn Thành, thôn Nà Nôm chăm sóc diện tích Hồi của gia đình.

Là xã có địa hình, đất đai phù hợp để phát triển cây công nghiệp. Trong đó, cây Hồi là cây thế mạnh, hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, vừa có tác dụng giữ đất, bảo vệ rừng, vừa có giá trị kinh tế cao; từ lâu, xã Đường Âm đã nổi tiếng về cây Hồi. Phát huy tiềm năng, thế mạnh đó; cấp ủy, chính quyền xã đã vận động, định hướng cho bà con phát triển cây Hồi, nhằm góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các gia đình. Năm 2017, xã vận động nhân dân trồng mới được 198,8ha rừng và xây dựng các vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại chỗ để cung ứng cho nhân dân trồng rừng và đã gieo ươm được 16kg giống cây Hồi tại thôn Nà Nôm. Trồng mới được 6,9ha cây Hồi, nâng tổng diện tích cây Hồi hiện có của xã là 151,6ha; trong đó, trên 140 ha đã cho thu hoạch. Hiện, mỗi lít dầu Hồi đuợc bà con bán với giá từ 300 - 350 nghìn đồng.

Ông Hoàng Văn Tủng, Trưởng thôn Nà Nôm, cho biết: Từ khi trồng cây Hồi và có sản phẩm bán ra thị trường, gia đình ông và một số hộ trong thôn đã có thêm nguồn thu nhập. Với số tiền thu được từ cây Hồi, gia đình ông đã có thêm kinh phí trang trải cuộc sống, mua máy làm đất phục vụ cho sản xuất và một số thiết bị gia dụng phục vụ trong gia đình. Anh Phùng Văn Hỏn, thôn Nà Nôm, chia sẻ: Năm 2009, anh đầu tư mua giống cây Hồi về trồng với diện tích khoảng 1 ha. Sau 3 năm, cây phát triển rất tốt và đã cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế khá cao. Năm đầu tiên gia đình anh chế biến tinh dầu cây Hồi và thu được 60 triệu đồng. Từ hiệu quả kinh tế cao trong việc trồng Hồi của gia đình anh Hỏn, rất nhiều đoàn khách đến thăm quan học hỏi kinh nghiệm trồng Hồi.

Hiệu quả kinh tế của cây Hồi đã tạo động lực mạnh mẽ để người dân trên địa bàn tiếp tục mở rộng diện tích. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thật sự ổn định, chủ yếu là do người dân bán cho các tư thương tại các phiên chợ. Vì vậy, rất mong các cấp chính quyền cần có những giải pháp cụ thể để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm hoa và tinh dầu Hồi; tránh để người dân phải chịu cảnh được mùa mất giá và phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc.

Đồng chí Trương Văn Man, Bí thư Đảng uỷ xã Đường Âm khẳng định: Trong thời gian tới, Đảng bộ xã tiếp tục quan tâm chỉ đạo và xác định những thế mạnh của xã để tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Đặc biệt là mô hình sản xuất cây dược liệu (cây Hồi); đây là cây hàng hóa chủ lực, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế trong xây dựng Nông thôn mới; vì vậy, khi trồng Hồi, người dân nên làm tốt công tác chăm sóc, để cây cho nâng năng suất, sản lượng cao. Với hiệu quả kinh tế mà cây Hồi mang lại, đây chính là cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Phát triển cây Hồi đã, đang được Đảng bộ huyện Bắc Mê đưa vào trong Nghị quyết về trồng rừng kinh tế gắn với phát triển cây dược liệu. Theo đó, huyện đã xây dựng Đề án Xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm dầu Hồi. Cùng với đó, huyện tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích cây Hồi tại xã Đường Âm và chủ yếu tại thôn Nà Nôm, với diện tích trên 350 ha, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Hiện, huyện đã có những cơ chế hỗ trợ như giống, vốn, khoa học kỹ thuật để phát triển toàn diện và gây dựng thương hiệu sản phẩm cho người dân.

Bài, ảnh: Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảm bảo tiến độ các dự án từ nguồn vốn ODA

BHG - Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 21 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài được thực hiện. Trong đó, 6 dự án do UBND tỉnh là cơ quan chủ quản, 15 dự án do các bộ, ngành T.Ư làm chủ quản, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các dự án đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.

28/02/2018
Tiếp thêm nguồn lực giúp người dân thoát nghèo

BHG - Trong năm nay, nguồn ngân sách Nhà nước tiếp tục dành hơn 1.356 tỷ đồng thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh với mong muốn: Giảm thêm từ 7.511 hộ nghèo trở lên, giảm tỷ lệ hộ nghèo 4,2%; riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm trên 6%; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới… Nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước rất quan trọng, nhưng để thoát nghèo, mỗi người dân, mỗi gia đình cần nỗ lực, biến ý chí, quyết tâm thoát nghèo thành hành động cụ thể.

 

28/02/2018
Mở hướng liên kết và thu hút đầu tư

BHG - Tỉnh ta đang đổi mới, nỗ lực, chủ động hội nhập quốc tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh ở các lĩnh vực chủ lực như du lịch, nông nghiệp chất lượng cao và thu hút các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài. Nhằm biến tiềm năng thành "đòn bẩy" phát triển, tỉnh ta đã, đang triển khai nhiều giải pháp, mở hướng liên kết và thu hút đầu tư phát triển KT - XH…

27/02/2018
Quản Bạ khôi phục và phát triển đàn ngựa

BHG - Mới chỉ cách đây gần 20 năm về trước, hình ảnh những chú ngựa thồ hàng xuống chợ luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá, tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, giao thông thuận tiện, nên ngày càng ít dần các nhà nuôi ngựa. Với mục đích nuôi ngựa để phát triển kinh tế và phục vụ du lịch, thời gian gần đây, huyện Quản Bạ đã khôi phục và phát triển đàn ngựa, bước đầu mang lại những kết quả khả quan.

26/02/2018