Nhiều mô hình kinh tế thu nhập ổn định ở Mậu Duệ

08:18, 02/02/2018

BHG - Mậu Duệ là xã đầu tiên của huyện Yên Minh đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Sau 2 năm đạt chuẩn (năm 2015), bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, nhiều mô hình kinh tế mới được hình thành và phát triển, đem lại nguồn thu ổn định.

Cùng cấp ủy, chính quyền xã Mậu Duệ đến thăm mô hình trồng rau trong nhà lưới của đoàn viên Nguyễn Văn Ước, thôn Cốc Cai. Anh cho biết: Được sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp, sự động viên của Đoàn Thanh niên xã, tôi quyết định đầu tư xây dựng 1.000m2 nhà lưới để trồng rau từ giữa 2017. Chi phí xây dựng nhà lưới được hỗ trợ một phần từ Phòng Nông nghiệp và sự đối ứng của gia đình. Đến nay, trung bình mỗi tháng diện tích rau nhà lưới của tôi cho thu từ 4 – 5 triệu đồng.

Mô hình trồng rau trong nhà lưới của đoàn viên Nguyễn Văn Ước, thôn Cốc Cai cho thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới của đoàn viên Nguyễn Văn Ước, thôn Cốc Cai cho thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng.

Tiếp tục thăm các mô hình trồng nấm rơm của các hội viên Hội Nông dân xã Mậu Duệ ở thôn Nà Đon, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi trong thôn có hàng chục hộ thực hiện mô hình này. Gia đình trồng ít cũng có từ 50 – 100 bịch phôi trồng nấm, nhiều nhất lên tới 300 bịch. Đặc biệt, 100% phôi trồng nấm được chính các gia đình tự làm. Anh Nguyễn Văn Thiêm cho biết: “Mỗi năm gia đình tôi sản xuất và trồng khoảng 400 bịch nấm chia làm 2 vụ. Ngoài ra, tôi cũng làm thêm để bán cho một số hộ. Rơm làm nấm chủ yếu tận dụng từ diện tích lúa gia đình canh tác được. Vì vậy, chi phí cho mỗi vụ nấm chỉ mất 1 -  2 triệu. Nhưng cũng được khoảng 2 tạ nấm/vụ. Với giá bán 50.000 đồng/kg, thu nhập cũng được khoảng 10 triệu. Trồng nấm đối với các gia đình nông dân như chúng tôi chủ yếu là công việc làm thêm nên thu nhập như vậy là tốt lắm rồi”. Anh Nguyễn Văn Úy, người trồng nấm rơm nhiều nhất xã Mậu Duệ chia sẻ: Gia đình tôi trồng nấm cũng được mấy năm nay, mỗi năm khoảng 600 - 800 bịch. Cách trồng và chăm sóc nấm rất đơn giản, nhưng nguồn thu ổn định vì gần như nấm trồng ra không đủ bán. Vì vậy, nhiều gia đình trong thôn cũng học tập theo.

 Anh Nguyễn Văn Thiêm, thôn Nà Đon kiểm tra các bịch nấm.
Anh Nguyễn Văn Thiêm, thôn Nà Đon kiểm tra các bịch nấm.

Theo thông tin từ cấp ủy, chính quyền xã, những năm gần đây, các gia đình hội viên hội đoàn thể của xã đã thi đua, học tập nhau xây dựng nhiều mô hình như: Trồng nấm rơm, nuôi lợn đen của hội viên Hội Nông dân xã; trồng mía của hội viên Cựu chiến binh và Mặt trận Tổ quốc; mô hình trồng trồng rau trong nhà lưới, nuôi cá chép ruộng của Đoàn Thanh niên xã hay mô hình nuôi lợn đen, nuôi dê, trồng rau thâm canh của hội viên Hội Phụ nữ… Các mô hình được đánh giá cao khi đem lại thu nhập ổn định cho các gia đình.

Bí thư Đảng ủy xã Mậu Duệ, Giàng Văn Đoàn cho biết: Các mô hình kinh tế của xã chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp. Tuy nhiên, với đặc thù đa phần các hộ phát triển kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp lại là đồng bào dân tộc thiểu số, xuất phát điểm thấp, nhưng xây dựng mô hình mà mỗi năm có thu nhập vài chục triệu đồng/hộ là rất đáng quý. Hơn nữa, những mô hình lớn đều đi lên từ mô hình nhỏ, do đó, chúng tôi rất khuyến khích các hộ tiếp tục nhân rộng để có nguồn thu ổn định và mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển hơn nữa. Qua đó, giúp nâng cao thu nhập của các hộ dân, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để xã giữ vững và nâng cao các tiêu chí NTM trong những năm tiếp theo.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HTX rượu ngô Thanh Vân, giữ vững một làng nghề truyền thống

BHG - Huyện Quản Bạ được du khách xa gần biết đến không chỉ bởi thắng cảnh núi Đôi, mà ở đây còn nổi tiếng với đặc sản rượu ngô Thanh Vân. Trải qua bao thăng trầm của làng nghề và HTX rượu Thanh Vân, đến nay rượu ngô Thanh Vân dần khẳng định thương hiệu, giá trị, đồng thời sự hoạt động năng động của HTX đã và đang giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. 

31/01/2018
Sôi động thị trường hàng hóa những ngày giáp Tết

BHG - Chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, đây chính là thời điểm thị trường hàng hóa nhộn nhịp nhất trong năm. Hàng hóa tăng mạnh về số lượng, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua của người dân. Dạo quanh các chợ, cửa hàng, đại lý bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Giang, nhận thấy rõ sức mua hàng của người dân có dấu hiệu tăng từng ngày. Theo quan sát, ngoài các mặt hàng thiết yếu như: Gạo, bánh, kẹo, mứt, bia, rượu,… 

31/01/2018
Đồng Văn, chưa có thiệt hại về gia súc do đói, rét

BHG - Tính đến hết tháng 1.2018, tổng đàn gia súc của huyện Đồng Văn có trên 69.840 con đang phát triển ổn định. Mặc dù từ đầu mùa Đông năm nay trải qua nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài; nhiều vùng có băng giá, song toàn huyện chưa có trâu, bò bị chết do đói, rét. Đạt được kết quả đó là do huyện Đồng Văn đã có kế hoạch, phương án triển khai phòng, chống đói, rét cho gia súc hiệu quả, được người dân hưởng ứng thực hiện.

31/01/2018
Thôn Mỏ Phàng phấn đấu trở thành điểm sáng vùng biên

BHG - Với mục đích xây dựng thôn Mỏ Phàng, xã Thượng Phùng (Mèo Vạc), có môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, là điểm sáng trong thực hiện thực hiện nếp sống văn hóa của nhân dân các dân tộc khu vực biên giới, tháng 7.2017, UBND xã Thượng Phùng đã xây dựng Kế hoạch "Điểm sáng vùng biên về xây dựng nhà sạch, vườn đẹp gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh" tại thôn Mỏ Phàng. Sau một thời gian triển khai đã nhận được sự đồng lòng của người dân và có những kết quả đáng ghi nhận.

30/01/2018