Hội nghị Phát triển dược liệu vùng Tây Bắc

10:23, 16/12/2017

BHG - Ngày 15.12, tại Lào Cai, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Y tế và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức Hội nghị Phát triển dược liệu vùng Tây Bắc. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc chủ trì hội nghị. Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và lãnh đạo 14 tỉnh Tây Bắc.

Tây Bắc là vùng có địa bàn rộng lớn, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp phát triển các loại cây dược liệu, trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm như: Tam thất, đẳng sâm, chè dây, giảo cổ lam, kim tuyến, mật gấu, đỗ trọng... Cây dược liệu đang dần chứng minh được ưu thế vượt trội so với các cây nông nghiệp khác, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Nhiều tỉnh đã có quy hoạch và định hướng phát triển vùng dược liệu rõ nét, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển cây dược liệu.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Tỉnh Hà Gang hiện có trên 1.500 loài dược liệu phân bố trong tự nhiên; trong đó có nhiều loài quý hiếm nằm trong sách Đỏ Việt Nam và nằm trong diện bảo tồn cấp Quốc gia; tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư trồng và sản xuất dược liệu. Hiện nay toàn tỉnh có trên 10.000 ha cây dược liệu, hình thành nhiều vùng trồng cây dược liệu và có nhiều mô hình  sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân.

 Tuy nhiên do khó khăn về địa hình đồi núi, khí hậu diễn biến bất thường, cơ sở hạ tần chưa đồng bộ, trình độ phát triển của người dân không đồng đều; thị trường không ổn định, khai thác chưa đi đôi với bảo tồn nên các tỉnh Tây Bắc vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh về phát triển dược liệu.  

Tại hội nghị, các địa phương, doanh nghiệp đã đề xuất, kiến nghị những vấn đề về quy hoạch vùng dược liệu; chọn một số loại cây dược liệu thế mạnh của từng địa phương để phát triển có trọng tâm, trọng điểm; có nhiều cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia vào trồng và sản xuất dược liệu.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình đánh giá cao các địa phương, doanh nghiệp đã nỗ lực phát triển cây dược liệu trong thời gian qua; đồng thời đề nghị các bộ, ngành trung ương, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực để các địa phương đưa cây dược liệu trở thành cây “Mũi nhọn” trong xóa đói giảm nghèo. Các tỉnh phải quy hoạch, phát triển các loại dược liệu thế mạnh của địa phương, hình thành các trung tâm dươc liệu lớn và xây dựng các nhà máy chế biến tại chỗ; khuyến khích nghiên cứu khoa học về phát triển cây dược liệu; thành lập các trạm thu mua dược liệu để đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh tình trạng khai thác tận diệt và “Chảy máu” dược liệu qua biên giới; định hướng phát triển dược liệu kết hợp phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng ở những địa bàn có thế mạnh về dược liệu và du lịch; tăng cường truyền thông để giúp người dân, cộng đồng quan tâm hơn nữa đến phát triển cây dược liệu.

Tin, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang đột phá phát triển kinh tế

BHG - Kết thúc một năm thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế, huyện Bắc Quang có 49 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt trên 1.684 tỷ đồng, tăng trên 218% so với năm 2016; sản lượng lương thực đạt gần 57.000 tấn, tổng đàn gia súc có gần 133.000 con; thu ngân sách địa bàn đạt 859.827,8 triệu đồng, đạt 133,9% so kế hoạch đề ra. Kết quả trên được thực hiện ra sao? và đâu là bài học kinh nghiệm được đúc rút để chỉ đạo thực hiện cho năm tiếp theo...?!

15/12/2017
Khơi dậy tiềm năng cây chè ở xã vùng biên Tùng Vài

BHG - Từ lâu, Quản Bạ được biết là vùng đất có những cây chè Shan tuyết cổ thụ với diện tích trên 200 ha. Là vùng núi cao có điều kiện thích hợp cho cây chè phát triển, song từ trước đến nay tiềm năng của loại cây này chưa được khai thác, phát triển tương xứng. Nhận thấy thị trường chè đang ngày càng mở rộng, HTX Suối Vui đã lựa chọn, phát triển thương hiệu chè Tùng Vài - sản phẩm chè đầu tiên của Quản Bạ.

15/12/2017
Vươn lên từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

BHG - Theo chân cán bộ Đoàn thị trấn Vị Xuyên (Vị Xuyên), chúng tôi tìm đến trang trại chăn nuôi của đoàn viên Hà Thị Hòa, tổ 12, thị trấn Vị Xuyên. Ấn tượng với Hòa bởi vóc dáng hao gầy, nhỏ nhắn, nhưng ẩn đằng sau cả một ý chí, quyết tâm, khao khát lập thân, lập nghiệp. Sinh năm 1991, trong một gia đình thuần nông, sau khi tốt nghiệp Khoa kế toán, Trường Cao đẳng Nghề Hà Giang, Hòa xây dựng gia đình với chàng trai gần nhà.

15/12/2017
Công ty Điện lực Hà Giang cụ thể hóa việc thực hiện Văn hóa doanh nghiệp

BHG - Công ty Điện lực Hà Giang hiện đang quản lý 5.515,39 km đường dây, trong đó: 2.608,39 km đường dây trung thế, 2.907 km đường dây hạ thế, 1.460 trạm biến áp, với tổng dung lượng 253.729 kVA; đạt 100% xã, phường, thị trấn có điện lưới Quốc gia. Trong đo, số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 82,7%. Trong những năm qua, Công ty luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và nhiệm vụ chính trị được giao. 

15/12/2017