Hợp tác xã Thiên Ân phát huy hiệu quả từ mô hình hợp tác xã kiểu mới

09:41, 23/05/2017

BHG - Những năm qua, huyện Bắc Mê nói chung và xã Yên Cường nói riêng đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển và đã đạt được những kết quả tích cực, song lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định do tập quán chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán không tạo thành vùng chăn nuôi tập trung vì vậy sản phảm làm ra chưa tạo thành sản phẩm hàng hóa, hiệu quả kinh tế không cao.

Nhận thức của người dân về chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa chưa rõ nét, người dân chưa biết tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương để tạo ra những sản phẩm đặc thù có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, do đó hiệu quả kinh tế thu được từ sản xuất nông lâm nghiệp còn thấp. Nhận thức được những vấn đề nêu trên nên các sáng lập viên của các HTX Thiên Ân, xã Yên Cường đã kịp thời nắm bắt các chủ trương của tỉnh, huyện, tập trung nghiên cứu thị trường, khai thác và phát huy các tiềm năng thế mạnh của địa phương… và thành lập HTX vào tháng 6 năm 2016 với 7 thành viên tham gia cùng số vốn Điều lệ là 850 triệu đồng. Từ khi thành lập HTX đã triển khai xây dựng phương án sản xuất kinh doanh với ngành nghề chính là chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ vận tải. Ban điều hành HTX là những người trẻ, khỏe, tâm huyết với sự quyết tâm và nỗ lực đến nay HTX đã tổ chức lại sản xuất kinh doanh, đồng thời làm tốt các khâu dịch vụ cho bà con trong thôn, xã như: Dịch vụ nông lâm nghiệp, cung cấp cây con giống dịch vụ vận tải. Đặc biệt HTX còn triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm, qua thời gian thí điểm nuôi tằm trong 7 tháng tại 8 hộ thành viên, chi phí ban đầu bỏ ra từ khâu mua giống cây dâu, con giống, khay nuôi tằm, khay làm kén và các chi phí khác chỉ khoảng 15 triệu đồng, thu về được 78 triệu đồng trừ các khoản chi phí lợi nhuận còn lại  khoảng 63 triệu đồng/1 hộ.

Trồng dâu nuôi tằm là một trong những mô hình tạo nguồn thu ổn định cho các thành viên của HTX Thiên Ân, xã Yên Cường (Bắc Mê).
Trồng dâu nuôi tằm là một trong những mô hình tạo nguồn thu ổn định cho các thành viên của HTX Thiên Ân, xã Yên Cường (Bắc Mê).

Anh Bế Văn Minh, Giám đốc HTX cho biết: Để triển khai mô hình này HTX phải thực hiện quy trình chăm sóc con giống nghiêm ngặt để tránh bị dịch bệnh, theo đó triển khai trồng dâu lấy lá vì thức ăn chủ yếu của con tằm là lá dâu, lợi thế của mô hình này là chi phí đầu tư trồng cây dâu không cao một lần trồng có thể thu hoạch 3 - 5 năm, cây dâu lại không kén đất, nó có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất bãi ven sông, vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng đồi núi, sau 03 tháng trồng cây dâu đã có thể cho thu hoạch lá, ngoài sản phẩm chính là lá dâu nuôi tằm HTX còn thu được nhiều sản phẩm phụ từ việc trồng xen các loại rau, đậu, cây hoa, dược liệu. Sản phẩm tằm và kén thu được HTX xuất bán sang thị trường Trung Quốc. Hiện nay HTX vừa  mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm để lấy ngắn nuôi dài vừa tập trung mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản cụ thể là giống Ba ba gai,  lựa chọn hình thức và đối tượng nuôi hợp lý để phát triển nhằm tạo nguồn con giống và giống Ba ba thương phẩm để cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho nhân dân trong huyện và các nhà hàng của thàng phố Hà Giang với tổng diện tích ao nuôi là 3.160m2 gồm hai loại: Loại thương phẩm ước khoảng 2.550 kg/năm, loại sản xuất con giống khoảng 2.000 con/năm.

Sau gần một năm hoạt động, với phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, căn cứ vào kết quả hoạt động từ khi thành lập đến nay phương án HTX đã xây dựng sẽ được thực hiện trong thời gian tới có thể thấy rằng HTX Thiên Ân bước đầu đã có những tín hiệu khả quan, có hướng phát triển bền vững với phương án sản xuất kinh doanh khả thi, khai thác thị trường hiệu quả từ đó thu nhập của các hộ thành viên được tăng lên nhất là những hộ trồng dâu nuôi tằm (thu nhập từ 4,5 triệu đến 11 triệu đồng/tháng), hoạt động của HTX bắt đầu thích nghi với cơ chế thị trường, qua đó sẽ mở ra một hướng đi mới tiên phong trong lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể của địa phương, nhằm khắc phục dần những tập tục canh tác, sản xuất nông nghiêp còn manh mún, nhỏ lẻ trước đây, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh tế, tạo việc làm ổn định đời sống cho người dân tại địa phương.

Lan Hương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhận diện những "nút thắt" để doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, mạnh hơn

BHG- Thời gian vừa qua, tỉnh ta tích cực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), đã thành lập được Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, củng cố hoạt động của các trung tâm "một cửa" cấp huyện. Qua đó, tỷ lệ doanh nghiệp (DN) đăng ký, sửa đổi đăng ký kinh doanh thông qua bộ phận "một cửa" đạt 100%, tăng gần 23% so với năm 2015. Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng, hiệu quả hoạt động tại các bộ phận "một cửa" chưa tốt...

23/05/2017
Tiết kiệm năng lượng, không phải ai cũng biết thực hiện hiệu quả

BHG- Hiện nay, việc tiết kiệm năng lượng (TKNL) được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các chuyên gia năng lượng quan tâm. Một điều đặt ra là không phải ai cũng thực hiện việc TKNL, đặc biệt là tiết kiệm điện (TKĐ) một cách hiệu quả trong khi chúng ta ai cũng biết sự cần thiết phải TKĐ. 

23/05/2017
Cần phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ sản xuất trong mỗi Hợp tác xã

BHG- Việc thành lập các Hợp tác xã (HTX) kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá; tạo sự liên kết bền vững theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Tuy nhiên hiện nay, một số Tổ sản xuất (TSX) trong HTX hoạt động không hiệu quả. Vậy đâu là nguyên nhân của việc các TSX này chưa mang lại lợi ích kinh tế cho HTX và biện pháp nào để giải quyết vấn đề này?

23/05/2017
Xín Mần nhân rộng mô hình nhóm "Tiết kiệm và vốn vay thôn, bản"

BHG- Sau khi được triển khai tại một số xã trên địa bàn huyện, mô hình nhóm "Tiết kiệm và vốn vay thôn, bản" do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Xín Mần và Dự án Plan phối hợp thực hiện đã cho thấy nhiều hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ người dân phát triển kinh tế và gắn kết tình cảm giữa các thành viên với nhau.

23/05/2017