Hà Giang

Nhộn nhịp chợ phiên biên giới Mốc 358

08:27, 18/10/2016

BHG - Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi tuần một phiên, chợ biên giới Mốc 358 (hay còn gọi Mốc 9) thuộc địa phận xã Bạch Đích (Yên Minh) luôn tấp nập, người mua, người bán trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa cư dân hai bên biên giới. Đây là chợ phiên lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Minh với hàng trăm gian hàng, hàng nghìn lượt người mua sắm mỗi phiên. Chợ được huyện Yên Minh quy hoạch thu hút đầu tư phát triển kinh tế biên mậu giai đoạn 2016 – 2020, nhằm thực hiện Chương trình trọng tâm chung của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 về phát triển kinh tế biên mậu gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng. Sự phát triển của chợ phiên Mốc 358 đã tạo điều kiện cho người dân đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, có đầu ra cho sản phẩm, giúp nâng cao đời sống người dân các xã biên giới; góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới ở Yên Minh.

Chợ thu hút hàng trăm gian hàng quanh khu vực cột mốc biên giới và hàng nghìn lượt người ở các địa phương hai bên biên giới đến chơi, mua sắm, trao đổi hàng hóa.

Mặt bằng chợ hẹp, lượng hàng hóa trao đổi, buôn bán lớn nên ngay chính khu vực cột mốc biên giới cũng trở thành nơi để bày bán các mặt hàng của người dân.

Từ quần áo, thực phẩm cho đến các loại gia súc, gia cầm đều có ở chợ phiên này.

Phiên chợ thu hút cư dân 2 bên biên giới trao đổi mua, bán hàng hóa nên tại chợ có hẳn một dịch vụ đổi tiền cho người dân, cho thấy sự gắn kết trong phát triển kinh tế vùng biên mậu giữa hai nước.

Chợ bắt đầu nhộn nhịp từ 7 giờ đến 10 giờ, khi đã mua đủ các mặt hàng cần thiết, người dân trở về nhà để kịp lên nương.

LƯƠNG HÀ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vì sao nhiều Dự án trồng rừng không triển khai theo tiến độ?

BHG - Từ năm 2007 – 2015, toàn tỉnh có 20 Dự án (DA) trồng rừng đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đầu tư theo đăng ký trên 6.695,8 tỷ đồng, thời hạn hoạt động trung bình từ 30 – 50 năm. Trong đó, có trên 31 nghìn ha được tỉnh thu hồi và cấp thẳng cho doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX). Tuy nhiên, theo báo cáo của ngành chuyên môn, có tới 14 DA được cấp phép đầu tư từ năm 2008 đến năm 2014 phải thanh tra, kiểm tra vì không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả theo đúng tiến độ cam kết của chủ đầu đầu tư; buộc các ngành chức năng phải kiến nghị thu hồi giấy phép đầu tư toàn bộ hay một phần DA. Vậy nguyên nhân do đâu?

18/10/2016
Người dân xã Minh Ngọc - Gửi gắm niềm tin vào hợp tác xã "trẻ"

BHG - Vì gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh tìm đầu ra cho sản phẩm nghệ của người dân địa phương. Cơ sở sản xuất và chế biến tinh bột nghệ Minh Ngọc (Bắc Mê) đã năng động, đổi mới chuyển hoạt động từ cơ sở sản xuất nay thành hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông-lâm-nghiệp (NLN) tổng hợp Ngọc Sơn. 

17/10/2016
Diễn đàn Thanh Niên Vị Xuyên khởi nghiệp năm 2016

BHG - Ngày 16.10, tại Hội trường lớn trung tâm huyện Vị Xuyên, UBND huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tổ chức Diễn đàn Thanh niên Vị Xuyên khởi nghiệp năm 2016. Tham dự Diễn đàn có lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy Vị Xuyên; đại diện các tổ chức, đơn vị khởi nghiệp cùng hơn 300 đoàn viên thanh niên (ĐVTN) là chủ các mô hình kinh tế tiêu biểu, doanh nhân trẻ, học sinh, sinh viên… trên địa bàn huyện.

17/10/2016
Nghề nuôi ong - sinh kế của người dân Cao nguyên đá: Kỳ III - Tiếp thêm động lực cho dân nghèo

BHG- Thương hiệu mật ong Bạc hà được giữ vững đồng nghĩa với sinh kế của người dân Cao nguyên đá (CNĐ) không bị lung lay. Nhằm khuyến khích, mở thêm cơ hội cho người dân nghèo có điều kiện ổn định cuộc sống, tỉnh đã xác định ong là 1 trong 6 cây, con để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Do đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách tiếp thêm động lực cho người dân nuôi ong nâng cao chất lượng sản phẩm, để sản phẩm mật ong phát triển bền vững, trở thành thế mạnh phát triển kinh tế vùng.

15/10/2016