Quang Bình lựa chọn cây trồng thế mạnh để phát triển bền vững

06:08, 09/04/2016

BHG- Sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn rơi vào điệp khúc “được mùa, mất giá”. Để tránh tình trạng đó, các cấp chính quyền huyện Quang Bình đang mở lối đi, cách làm liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để họ “bắt tay” với nhà nông. Đây là giải pháp “căn cơ” để đưa nền sản xuất nông nghiệp Quang Bình phát triển ổn định, bền vững.

Sản phẩm chè sạch Quang Bình được sản xuất tại Nhà máy chè Hưng Thịnh ở xã Tân Bắc.
Sản phẩm chè sạch Quang Bình được sản xuất tại Nhà máy chè Hưng Thịnh ở xã Tân Bắc.

Có 3 cây trồng chủ lực được huyện Quang Bình xác định là: Lúa đặc sản một năm 2 vụ, sản lượng cả chục ngàn tấn; chè Shan tuyết trồng trên núi cao, diện tích trên 2.000 ha, sản lượng trên 6.000 tấn và cam Sành VietGAP hàng trăm ha...

Thực tế cho thấy, 3 loại cây trồng trên được Quang Bình lựa chọn để phát triển, sống phân bố tại các vùng, miền có tính chất thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng riêng biệt. Bởi thế, các sản phẩm thu hái được đều mang theo các dưỡng chất khác biệt và tính quý hiếm riêng có của từng sản phẩm. Mỗi sản phẩm được ví là một món quà quý, có tác dụng bồi bổ cho sức khỏe dẻo dai trong mọi lứa tuổi. Chính vì vậy, mà người tiêu dùng đều mong đợi, chờ đón, mong được thưởng thức như quà tặng của tự nhiên trong đời sống xã hội hiện nay.  

Nhằm phát huy lợi thế và để phát triển sản xuất ổn định 3 loại cây trồng chủ lực nêu trên, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Quang Bình đã nhiều lần lặn lội tìm kiếm và “trải thảm đỏ” mời gọi các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đầu tư vào địa bàn. “Thảm đỏ” được trải rộng là sự cầu thị, là cơ chế riêng của Chính quyền huyện Quang Bình nhằm ưu đãi các nhà đầu tư. Và các nhà đầu tư vào đây đã “bắt tay” với nông dân cùng sản xuất, cùng chia lợi nhuận. Mong muốn tạo ra “chuỗi” giá trị giữa doanh nghiệp và nhà nông tại Quang Bình đã dần trở thành hiện thực. Nhằm phát huy lợi thế và để phát triển sản xuất ổn định 3 loại cây trồng chủ lực nêu trên, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Quang Bình đã nhiều lần lặn lội tìm kiếm và “trải thảm đỏ” mời gọi các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đầu tư vào địa bàn. “Thảm đỏ” được trải rộng là sự cầu thị, là cơ chế riêng của Chính quyền huyện Quang Bình nhằm ưu đãi các nhà đầu tư. Và các nhà đầu tư vào đây đã “bắt tay” với nông dân cùng sản xuất, cùng chia lợi nhuận. Mong muốn tạo ra “chuỗi” giá trị giữa doanh nghiệp và nhà nông tại Quang Bình đã dần trở thành hiện thực.

Có mặt tại Trung tâm thị trấn Yên Bình trong lúc cây lúa đang bước vào thời kỳ con gái. Một cơ sở thu mua, chế biến lúa gạo công xuất khoảng 6.000 tấn của Công ty TNHH Một thành viên Quang Bích đang bước vào giai đoạn xây lắp. Dự kiến, nhà máy đi vào hoạt động ngay trong vụ thu hoạch lúa Xuân năm nay. Công suất nhà máy sau khi hoạt động ổn định sẽ nâng dần quy mô bao tiêu, chế biến sản phẩm cho 300 ha lúa thơm chất lượng cao, 200 ha ngô và 100 ha lạc. Tiến tới, liên doanh, liên kết thu mua, chế biến, dự trữ, bảo quản và vươn tới cung ứng toàn bộ lượng gạo cứu đói, gạo cấp cho trồng rừng các huyện thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn. 

Đối với cây cam Sành đặc sản, Quang Bình đã và đang xúc tiến liên doanh chặt với Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, đầu tư xây dựng vùng cam VietGAP 100 ha ngay năm 2016. Tiếp theo, Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Nông nghiệp Việt Nam sẽ xây dựng các kho lạnh để thu mua, chế biến và bảo quản sản phẩm cam sau thu hoạch. Phấn đấu, từng bước thu mua, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cam cho bà con nông dân trong huyện và mở rộng sang các vùng cam lân cận. Đồng thời, mở rộng và xây dựng vùng cam VietGAP Quang Bình ra toàn bộ các xã vùng trọng điểm cam Sành là: Yên Hà, Tân Trịnh, Tân Bắc, Bằng Lang, Xuân Giang. Dựa trên cơ sở đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn KHKT cho nhà nông. Sau đó, thu mua toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường đảm bảo có lợi cho người trồng cam.

Sự có mặt của Tổng Công ty Cổ phần chè Hưng Thịnh tại xã Tân Bắc đã làm cho người trồng chè Quang Bình yên tâm sản xuất. Trong 6 tháng cuối năm 2015, Công ty Hưng Thịnh đã đầu tư vào nhà máy, dây chuyền sản xuất chè sạch tại Tân Bắc trên 4 tỷ đồng. Ngay sau xây dựng, Công ty đã cho ra 4 loại sản phẩm chè đặc sản là, chè xanh, chè Ô long, chè đen và sản phẩm chè Hồng trà. Chỉ trong gần 1 tháng cuối năm, Công ty này đã bán hết sạch gần 400 tấn sản phẩm chè các loại được chế biến tại Tân Bắc. Các sản phẩm chè của Công ty đã được người tiêu dùng đánh giá rất cao bởi chất lượng. Năm nay, Công ty sẽ chế biến và xúc tiến đăng ký sản phẩm chè Hữu cơ để tiếp cận thị trường Đông Âu, Trung Đông và Mỹ, Nhật. Tiến tới, liên kết với bà con nông dân từng bước mở rộng diện tích trồng chè để chủ động toàn bộ quá trình sản xuất lâu dài.

Hiện nay, Công ty Cổ phần chè Hưng Thịnh tiếp tục lắp đặt thêm các thiết bị máy móc chế biến để đón vụ thu hái chè búp vụ Xuân. Anh Nguyễn Hữu Định, Quản lý Nhà máy chè Tân Bắc cho biết: Công ty đã ký liên kết với bà con trồng chè trong vùng và thành lập các tổ thu mua chè nguyên liệu cho bà con nông dân. Các tổ sẽ khoanh vùng thu mua để tránh chồng chéo. Đồng thời, bảo quản và chuyên chở nguyên liệu chè búp tươi về nhà máy ngay sau thu hái. 

Tại nhà máy, toàn bộ công nhân lao động đều được Công ty tuyển chọn con em đồng bào địa phương. Số lao động làm việc tại nhà máy được Công ty trực tiếp tiếp nhận, đào tạo và sử dụng.

Có thể nhận thấy, điểm chốt thành công trong sản xuất nông nghiệp ở Quang Bình hiện đang là sự lựa chọn đúng; lựa chọn: Nông nghiệp, nông thôn, nông dân vừa là “mục tiêu” lại vừa là “động lực” để thúc đẩy phát triển bền vững. Khi đã có mục tiêu và lòng quyết tâm phấn đấu vì mục tiêu đó thì nhất định thành công. Và Đảng bộ, chính quyền các cấp ở Quang Bình đã có cách làm, hướng đi hiệu quả chứng minh chân lý đó.

Nguyễn Mạnh Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Kim Ngọc phát triển thôn trung tâm theo hướng đô thị

BHG- Là xã "cửa ngõ" Khu di tích cách mạng Tiểu khu Trọng con và có lịch sử hình thành, phát triển từ lâu đời; xã Kim Ngọc (Bắc Quang) có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển KT – XH. Gần đây, với sự tự thân nỗ lực và hỗ trợ từ tỉnh, huyện; diện mạo địa phương đang ngày càng đổi thay, đời sống nhân dân được cải thiện; xã đang hướng dần đến việc phát triển các thôn trung tâm (TTT) theo hướng đô thị (ĐT) gắn xây dựng Nông thôn mới (NTM).

31/03/2016
Thiệt hại gần 6.000 ha Thảo quả... người dân điêu đứng!

BHG- Mất hơn nửa số diện tích Thảo quả, người dân ở các huyện Yên Minh, Quản Bạ, thành phố Hà Giang, Hoàng Su Phì, Xín Mần đang điêu đứng khi nguồn kinh tế chính của gia đình không cho thu hoạch. Đa số các hộ trồng Thảo quả đều là hộ dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Việc mất mùa và phải vài năm sau mới phục hồi lại rừng Thảo quả có thể làm một số gia đình tái nghèo.

31/03/2016
Trồng rừng mà... chưa thành rừng!

BHG- Theo thống kê của Ban quản lý rừng phòng hộ Vị Xuyên, là đơn vị chủ đầu tư hợp đồng giao khoán cho các tập thể, cá nhân có đủ năng lực thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, trên địa bàn toàn huyện có 584,0 ha rừng trồng bị thiệt hại. Trong đó, có 503,7 ha rừng trồng phòng hộ và 80,3 ha rừng trồng sản xuất (rừng lâm nghiệp xã hội). Diện tích bị thiệt hại chủ yếu tại các khu vực vùng cao của các xã: Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Kim Linh...

31/03/2016
Sản xuất lâm nghiệp cơ hội và "rào cản"

BHG- Kỳ I: Cơ hội phát huy tiềm năng, thế mạnh

Trong những năm qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 2010 – 2015, lĩnh vực lâm nghiệp nhận được sự quan tâm lớn từ người dân đến các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh. Sản phẩm từ rừng, nhất là gỗ rừng lâm nghiệp xã hội (rừng sản xuất) ngày càng đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân và sự phát triển của ngành Nông – lâm nghiệp tỉnh nhà. 

31/03/2016
Thế giới Cây và hoa Việt Nam