Chăn nuôi hàng hóa - hướng đi bền vững

16:22, 02/07/2021

BHG - Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển chăn nuôi quy mô trang trại để thành hàng hóa là hướng đi bền vững, tất yếu, đảm bảo tăng tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân.

Anh Phan Văn Phong, thôn Nà Lánh, xã Linh Hồ (Vị Xuyên) đầu tư trang trại nuôi gà quy mô trên 1.000 con, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Anh Phan Văn Phong, thôn Nà Lánh, xã Linh Hồ (Vị Xuyên) đầu tư trang trại nuôi gà quy mô trên 1.000 con, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Thực hiện “Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, các địa phương đã vận dụng linh hoạt, hiệu quả chính sách phát triển chăn nuôi như: Nghị định 57/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 209, 86 và 29 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giúp người dân tiếp cận thuận lợi nguồn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô theo hướng hàng hóa và đạt nhiều kết quả tích cực. Toàn tỉnh hiện có trên 283.800 con trâu, bò; 593.095 con lợn và trên 5,3 triệu con gia cầm. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp đạt 31,3%. 6 tháng đầu năm, tổng đàn gia súc tăng 2,45%, gia cầm tăng 4,22%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 909,62 tấn. Toàn tỉnh có 153 trang trại chăn nuôi gia súc hàng hóa; 17 chợ buôn bán gia súc đang hoạt động. Diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi đạt trên 27.734,7 ha. Tỉnh thành lập 2 hợp tác xã chế biến thịt trâu, bò khô tại huyện Mèo Vạc và Yên Minh. Sản phẩm thịt bò Hà Giang được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi được triển khai mạnh mẽ, trong đó tập trung thực hiện thụ tinh nhân tạo để cải tạo chất lượng, tầm vóc và số lượng đàn gia súc. Trong 6 tháng đầu năm đã thụ tinh nhân tạo được 2.033 con trâu, bò, tỷ lệ thành công đạt 64,5%; bảo tồn, phát triển nguồn gen giống bò Cao nguyên đá Đồng Văn và các loại giống gà xương đen, lợn đen địa phương; chú trọng hướng dẫn người dân chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học; xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học (biogas), đệm lót sinh học, ủ chua thức ăn chăn nuôi... 

Hiện, dịch bệnh Viêm da nổi cục và dịch tả lợn châu Phi đang xuất hiện tại nhiều địa phương, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của đàn vật nuôi với tổng số 981 con trâu, bò và 611 con lợn mắc bệnh. Ngành Nông nghiệp và các huyện, thành phố đã triển khai quyết liệt các giải pháp khoanh vùng, khống chế dịch bệnh. Có 64.951 liều vắc xin Viêm da nổi cục được tiêm cho đàn trâu, bò, phấn đấu có khoảng 80% đàn trâu, bò trong vùng nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh được tiêm vắc xin; cấp 2.736 lít hóa chất khun khử khuẩn môi trường chăn nuôi; tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống rét và dự trữ thức ăn cho gia súc được triển khai hiệu quả. Toàn tỉnh có 81,26% hộ chăn nuôi có chuồng nuôi nhốt gia súc kiên cố; 97,8% hộ chăn nuôi trâu, bò ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc và dự trữ được 527.332 tấn thức ăn tinh và thô xanh. 

Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Trịnh Văn Bình cho biết: “Việc phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của người chăn nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung quy mô lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn và phòng, chống dịch bệnh. Trong giai đoạn tới, ngành sẽ tham mưu cho tỉnh triển khai các giải pháp cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa như: Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các chính sách phát triển chăn nuôi của T.Ư, của tỉnh phù hợp với điều kiện địa phương; đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô hàng hóa; nâng cao năng suất, tầm vóc, chất lượng đàn vật nuôi bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; phát triển trang trại, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; tăng cường phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc; phát triển thị trường, thúc đẩy việc hình thành các liên kết từ chăn nuôi, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm; xử lý môi trường chăn nuôi; tăng cường năng lực quản lý nhà nước của ngành Chăn nuôi, thú y”.

Bài, ảnh: Biện Luân


Cùng chuyên mục

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống

BHG - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học (CNSH) mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho phát triển KT – XH. Nắm bắt kịp thời xu thế đó, tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt việc ứng dụng CNSH trong nhiều lĩnh vực và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

30/06/2021
Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu thông minh

BHG - Trước sự chuyển biến mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3.6.2020 về "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Từ chủ trương này, tỉnh ta đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác điều hành, quản lý các hoạt động KT - XH. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND ngày 27.10.2020 về việc phê duyệt nhiệm vụ khoa học "Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu thông tin thông minh trên địa bàn tỉnh Hà Giang"...

27/05/2021
Chuyển giao các mô hình ứng dụng khoa học vào thực tiễn

BHG - Với đặc thù là tỉnh miền núi, trên 80% dân số sống bằng nông nghiệp. Những năm qua, tỉnh ta đặc biệt quan tâm đầu tư nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, dược liệu để ứng dụng, chuyển giao đưa vào sản xuất.

24/06/2021
Hội thảo lấy ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về Chuyển đổi số

BHG - Chiều 23.4, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về Chuyển đổi số. Đồng chí Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT&TT chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các đơn vị viễn thông trên địa bàn.

24/04/2021