Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông, lâm nghiệp

17:38, 06/08/2020

BHG - Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, cung cấp thông tin các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã được nhiều nơi nghiên cứu, áp dụng và mang lại những hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, công tác thống kê, báo cáo trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh vẫn chủ yếu theo phương pháp thủ công, chưa có tính hệ thống. Để giải quyết những khó khăn trên, dự án ứng dụng CNTT xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Hà Giang đang được Sở KH&CN ký kết với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên triển khai thực hiện.

Hội thảo khoa học vai trò của CNTT và truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hội thảo khoa học vai trò của CNTT và truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Với cơ sở hạ tầng CNTT phát triển rộng khắp, đồng bộ và hiện đại, Hà Giang là địa phương đi đầu trong triển khai hội nghị trực tuyến liên thông 4 cấp từ T.Ư đến xã, kết nối hơn 200 điểm cầu, đẩy nhanh công tác chỉ đạo, điều hành. Đến nay, tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng máy tính toàn tỉnh đạt 93%; hầu hết các huyện, thành phố đến các xã, thị trấn đều có cáp quang đến trung tâm; tỷ lệ cung cấp dịch vụ internet các khu vực trung tâm xã, nơi tập trung đông dân cư đạt 100%... Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng hệ thống quản lý, cung cấp thông tin hoàn chỉnh về hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, với 17 lớp dữ liệu, bao gồm dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính.

Việc xây dựng CSDL ngành nông, lâm nghiệp sẽ giúp các địa phương giám sát được tình hình sản xuất NLN. (Trong ảnh: Thu hoạch lúa vụ Xuân 2020 tại huyện Quang Bình).
Việc xây dựng CSDL ngành nông, lâm nghiệp sẽ giúp các địa phương giám sát được tình hình sản xuất NLN. (Trong ảnh: Thu hoạch lúa vụ Xuân 2020 tại huyện Quang Bình).

Hiện quá trình điều tra thu thập dữ liệu, tài liệu tại 11 đơn vị thuộc Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, các huyện, thành phố và các xã, thị trấn liên quan đến tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh khá đầy đủ và chi tiết, đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu của dự án. Theo tiến độ, dự án đã hoàn thành xây dựng cấu trúc và cập nhật 17/17 CSDL, bao gồm: Hành chính; hiện trạng sản xuất nông nghiệp; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; đất lâm nghiệp; đa dạng sinh học; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; địa hình, thổ nhưỡng; quản lý thông tin trên cây trồng, vật nuôi; thủy văn; nước sạch; nông sản đăc thù; vùng nguy cơ thiên tai; thư viện tài liệu nông lâm nghiệp… Ngoài ra, đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành xây dựng bổ sung thêm nội dung của 4 CSDL. 

Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thiện xong thiết kế và giao diện của 17 mô đun phần mềm cho 17 CSDL, lập trình trang thông tin với đầy đủ bố cục và các nhóm chức năng chính của phần mềm tích hợp trên trang thông tin để quản lý, cập nhật các CSDL. Đồng thời, tổ chức thành công hội thảo khoa học vai trò của CNTT và truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; mở 12 lớp tập huấn cho 251 cán bộ để sử dụng thành thạo hệ thống CSDL ngành nông lâm nghiệp. Theo đánh giá, dự án đã hoàn thành trên 90% nội dung công việc, sản phẩm của dự án là công cụ quản lý hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh một cách hữu hiệu, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và có độ chính xác cao.

Hệ thống CSDL đưa vào sử dụng sẽ hỗ trợ từ tỉnh đến cơ sở trong giám sát, đôn đốc triển khai các kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng báo cáo, thống kê nhanh chóng, thuận tiện. Nhờ có các số liệu thống kê, người dân tiếp cận thông tin thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nắm bắt quy trình, kỹ thuật sản xuất tiên tiến để chủ động đầu tư phát triển nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu là cơ sở để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tạo ra những sản phẩm hàng hóa, có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Bài, ảnh: HẠ HÒA


Cùng chuyên mục

Đột phá nông nghiệp công nghệ cao ở Vị Xuyên

BHG - Dưa lưới, dâu tây, nho, rau quả trái vụ, lúa chất lượng cao, hoa hồng cổ, dược liệu quý hiếm… là những sản phẩm của nền nông nghiệp công nghệ cao mà huyện Vị Xuyên đang triển khai thực hiện để hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường. 

 

29/06/2020
Trung tâm Thủy sản cung ứng giống tin cậy cho người dân

BHG - Bắt đầu từ tháng 3 là mùa nuôi trồng thủy sản, sau khi chuẩn bị ao, hồ; người nuôi trồng thủy sản thường tìm nguồn cung ứng con giống tin cậy và chất lượng để chăn nuôi. Trung tâm Thủy sản Hà Giang, xã Đạo Đức, Vị Xuyên từ lâu là địa chỉ tin cậy cung cấp các loại con giống thủy sản chất lượng cho người đân trên địa bàn tỉnh.

 

29/05/2020
Hội nghị BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh lần thứ 8

BHG - Sáng 28.7, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật (KH&KT) tổ chức Hội nghị BCH lần thứ 8, nhiệm kỳ 2016-2021. Tham dự có đại diện một số sở, ban, ngành cùng các Hội thành viên. Hội nghị đã thông qua kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.

 

28/07/2020
Sử dụng máy chấm công nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực

BHG - Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đơn vị, Phòng Nông nghiệp - PTNT (NN&PTNT) huyện Hoàng Su Phì đã triển khai lắp đặt thử nghiệm một số hệ thống thiết bị để nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ, công chức, người lao động (CB,CC,NLĐ).

 

27/05/2020