Hội thảo chia sẻ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lĩnh vực khai thác khoáng sản

15:29, 14/11/2019

BHG - Sáng 14.11, tại Khách sạn Hà An (thành phố Hà Giang), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh, Liên minh khoáng sản Việt Nam, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và chính sách bảo vệ môi trường (BVMT) trong lĩnh vực khai thác khoáng sản (KTKS)”. Hội thảo có sự tham gia của các doanh nghiệp, HTX đã và đang KTKS trên địa bàn tỉnh.

Đại diện Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) trao đổi nội dung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong KTKS.
Đại diện Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) trao đổi nội dung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong KTKS.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 69 dự án KTKS được Bộ TN&MT và UBND tỉnh cấp giấy phép còn hiệu lực, gồm có 26 giấy phép KTKS kim loại và 43 giấy phép KTKS vật liệu xây dựng thông thường. Trong số 69 dự án có 32 dự án đang hoạt động, 12 dự án tạm dừng hoạt động, 4 dự án chưa triển khai và 21 dự án đang hoàn thiện các thủ tục sau cấp phép; 63/69 dự án có phương án cải tạo môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, 6 dự án có cam kết BVMT và báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tính đến ngày 15.7.2019 các dự án KTKS đã ký quỹ cải tạo môi trường được hơn 28 tỷ đồng…

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận các vấn đề như: Đánh giá tình hình KTKS trên địa bàn tỉnh; công tác thực hiện của doanh nghiệp trong việc đóng thuế, phí, công khai, minh bạch thông tin; trách nhiệm khắc phục, BVMT, xã hội và người lao động… Qua đó, giúp các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực KTKS hiểu hơn về trách nhiệm xã hội và nắm được quy định pháp lý cơ bản để quá trình hoạt động và khai thác được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

“Chia sẻ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm BVMT trong lĩnh vực KTKS” là hoạt động nằm trong chuỗi các hội thảo của Dự án “Thúc đẩy công khai, minh bạch và công bằng trong chia sẻ nguồn thu từ KTKS ở cấp địa phương tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Quảng Trị” được tổ chức Liên minh quốc tế Oxfam tại Việt Nam và Liên minh khoáng sản hỗ trợ tại 4 xã gồm: Minh Sơn (Bắc Mê), Mậu Duệ (Yên Minh), Ngọc Linh và Ngọc Minh (Vị Xuyên). Theo kế hoạch, ngày 15 – 16.11, chương trình sẽ tiếp tục diễn ra hội thảo chia sẻ với cán bộ quản lý nhà nước và cộng đồng người dân trong vùng dự án.

Tin, ảnh: Văn Long


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vì sao sợi amiang trắng vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới?

Đầu những năm của thế kỷ 20, để phục vụ cho sự phát triển công nghiệp mãnh mẽ, đặc biệt là trong Chiến tranh Thế giới thứ II, các loại sợi amiang gồm cả amiang nâu và amiang xanh đã được khai thác và sử dụng với quy mô lớn.

29/10/2019
Doanh nghiệp sản xuất tấm lợp "thoi thóp" chờ đợi quyết sách

Sau những tranh cãi kéo dài về amiăng trắng, trong khi chưa có được quyết định cuối cùng của cơ quan chức năng, thì rất nhiều doanh nghiệp đang lâm vào khó khăn, hàng nghìn công nhân mất việc làm.

 
28/10/2019
Hội thảo tư vấn phản biện "Đánh giá tác động chương trình phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang"

BHG - Sáng 28.10, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo tư vấn phản biện "Đánh giá tác động chương trình phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang". Dự hội thảo có lãnh đạo các huyện vùng dược liệu; đại diện các sở, ngành có liên quan,…

 

28/10/2019
Không để thông tin thái quá về tấm lợp fibro xi măng gây hoang mang dư luận

Việc kêu gọi cấm sử dụng amiăng trắng trong tấm lợp fibro xi măng đã kéo dài nhiều năm qua tại Việt Nam khiến người sử dụng hoang mang, doanh nghiệp thì chịu tổn hại nặng nề. Mới đây, trước việc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến không đúng sự thật về amiăng trắng, UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của Quốc hội đã làm văn bản báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

26/10/2019