Đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính

08:56, 11/07/2019

BHG - Cải cách hành chính (CCHC), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp là “chìa khóa” thu hút đầu tư; thiết lập, vận hành nền hành chính phục vụ; xây dựng hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức năng động, chuyên nghiệp, gần gũi, phục vụ nhân dân.

Đại biểu HĐND huyện Bắc Mê tiếp nhận, trả lời kiến nghị của cử tri qua Trang thông tin điện tử huyện.                                 Ảnh: Hoàng Yến

Đại biểu HĐND huyện Bắc Mê tiếp nhận, trả lời kiến nghị của cử tri qua Trang thông tin điện tử huyện.

Ảnh: Hoàng Yến

Là tỉnh miền núi, địa hình rộng, chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu với 11 huyện, thành phố; trong đó, 5 huyện cách trung tâm tỉnh từ 100 - 150 km. Do đó, để đi họp tỉnh, các đại biểu nhiều huyện miền núi thường phải đi trước một ngày; có những cuộc họp, thời gian chỉ 1 buổi nhưng vẫn triệu tập các huyện, thành phố về dự, rất mất thời gian và chi phí tốn kém. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, từ năm 2012 tỉnh ta đã xây dựng hệ thống Hội nghị trực tuyến (HNTT); đến nay, toàn tỉnh có 218 điểm cầu trực tuyến từ tỉnh đến các huyện, xã, phường, thị trấn.

Việc lắp đặt, đưa vào sử dụng hệ thống HNTT đồng bộ tại 11 huyện, thành phố và 195 xã, phường, thị trấn đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, được các địa phương đón nhận tích cực. Đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, chia sẻ: “Ngoài tiết kiệm chi phí, thời gian, việc triển khai họp trực tuyến đã tạo điều kiện nhiều hơn cho lãnh đạo các phòng, ban của huyện, lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn tham gia, nắm bắt kịp thời nội dung quan trọng, đặc biệt là các công việc cấp bách, như: Phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; phòng, chống thiên tai, lũ bão…

Anh Phạm Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Công báo (Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh), cho biết: Mỗi năm, UBND tỉnh tổ chức khoảng 100 HNTT với T.Ư, các huyện, thành phố; trong quá trình vận hành, hệ thống HNTT đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu, cung cấp hình ảnh, âm thanh trung thực, chất lượng cao; cán bộ quản trị được trang bị đầy đủ kỹ năng vận hành nên các điểm cầu hoạt động đồng bộ.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh CCHC, đồng bộ hạ tầng CNTT; nâng cao trình độ ứng dụng CNTT; tạo phương thức mới, linh hoạt trong hoạt động tiếp xúc cử tri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; HĐND huyện Bắc Mê đã thành lập chuyên mục Tiếp xúc cử tri trên Trang thông tin điện tử và hệ thống Quản lý văn bản điều hành của HĐND huyện.

Sau 3 năm triển khai, Dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của HĐND huyện Bắc Mê đã góp phần quan trọng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND huyện và các xã, thị trấn; giảm bớt, tiến tới hoàn toàn loại bỏ khâu in ấn, sao chép các loại văn bản giấy tờ, từ đó tiết kiệm sức lao động, trang thiết bị; tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí; các hoạt động được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, góp phần đẩy mạnh CCHC; đa dạng các hình thức tiếp xúc giữa đại biểu HĐND với cử tri.

Phó Chủ tịch HĐND huyện Bắc Mê Trần Quốc Phòng, cho biết: Để dự án đạt hiệu quả cao nhất, HĐND huyện đã thiết lập hạ tầng kỹ thuật CNTT, mua sắm thiết bị; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thành lập chuyên mục Tiếp xúc cử tri trên Trang thông tin điện tử và hệ thống Quản lý văn bản điều hành của HĐND huyện; xây dựng hệ thống và tổ chức ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, công khai danh sách, thông tin liên hệ của đại biểu HĐND; triển khai tập huấn, phổ cập kiến thức CNTT cho các đơn vị; 100% đại biểu HĐND huyện được trang bị thiết bị CNTT, được cấp quyền người dùng, tập huấn, hướng dẫn sử dụng và ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành để phục vụ hoạt động... Theo thống kê của HĐND huyện, việc thực hiện dự án tiết kiệm được các khoản chi dự tính hơn 3 tỷ đồng, giảm số lần tiếp xúc cử tri và tiếp công dân trực tiếp xuống còn một nửa. Đồng thời, tăng hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân thường xuyên qua mạng internet; bình quân mỗi tháng trên Trang thông tin điện tử, HĐND huyện trả lời và tiếp nhận 8 ý kiến của cử tri.

Thời gian qua, huyện Quản Bạ đã tăng cường ứng dụng CNTT trong CCHC hành chính, tạo sự chuyển biến mới trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Việc ứng dụng CNTT được huyện Quản Bạ triển khai tích cực với phương châm thực hiện đột phá về CNTT phải đảm bảo tính mới, đồng bộ, có tính mở trong từng lĩnh vực. Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quản Bạ, Nguyễn Tiến Hồng, cho biết: Đơn vị thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản về ứng dụng CNTT toàn diện, đột phá đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; sử dụng hiệu quả các ứng dụng CNTT để triển khai đồng bộ trên địa bàn huyện. Trong đó, phối hợp với VNPT Hà Giang xây dựng kế hoạch tập huấn, áp dụng triệt để hình thức ký số văn bản; báo cáo trực tuyến phát triển KT-XH; giám sát việc thay đổi mật khẩu, sử dụng mã xác thực OTP. Đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức biết sử dụng các phần mềm: VNPT-Ioffice, vnEdu, Portal/website, VNPT-His… Cung cấp cho UBND huyện, các xã, thị trấn mỗi đơn vị 1 tên tin nhắn thương hiệu SMS Brandname, miễn phí thuê bao nội mạng VinaPhone; miễn phí việc sử dụng ứng dụng VNPT-Ioffice, vnEdu, VNPT-His và tạo nhóm người nhận... Việc thực hiện các nhóm phần mềm đã mang lại lợi ích thiết thực, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cơ quan Nhà nước, người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với VNPT triển khai tin nhắn thương hiệu đến người dân. Đảm bảo 100% các hộ dân được cập nhật và quản lý trên VNPT-Ioffice, tối thiểu có 1 số điện thoại VinaPhone để kịp thời nhận tin nhắn miễn phí phòng, chống lụt bão, thiên tai, QP-AN, dịch bệnh, tuyên truyền và các thông báo từ chính quyền địa phương, nhà trường, ngành Điện.

… Từ thực hiện mạnh mẽ việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động chuyên môn, năm 2018, nhiều chỉ số CCHC của tỉnh tăng so với năm 2017: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc; chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố, tăng 25 bậc; chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT xếp 17/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc. Đối với chỉ số CCHC năm 2018 của các sở, ban, ngành, cơ quan ngành dọc T.Ư và UBND các huyện, thành phố vừa được UBND tỉnh công bố: 100% cơ quan, đơn vị xếp loại khá trở lên.

Trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan, đơn vị của tỉnh tập trung tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về CCHC; hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về lĩnh vực quản lý nhà nước theo thẩm quyền. UBND tỉnh ban hành 28 quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính; các sở, ngành tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả 37.657 hồ sơ, trong đó có 33.270 hồ sơ giải quyết xong, số hồ sơ còn lại đang giải quyết theo quy định; có 294 hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trực tuyến. 100% cơ quan, đơn vị chủ động triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT; duy trì phần mềm quản lý điều hành điện tử VnptiOffice và nâng cấp phần mềm có tích hợp chữ ký số.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính quý II mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn yêu cầu các sở, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được; tích cực triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả CCHC; đặc biệt là giải pháp cụ thể, thiết thực để giữ và thăng hạng các chỉ số CCHC… Với sự quyết tâm cao của các cấp, ngành; kỳ vọng các Chỉ số CCHC của tỉnh tiếp tục thăng hạng; từng bước xây dựng thành công chính quyền điện tử, gần dân, phục vụ nhân dân; tạo đột phá cho phát triển KT – XH.

BIỆN LUÂN - HOÀNG NGỌC - HOÀNG YẾN và LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm khoa học vào sản xuất

BHG - Với sự quan tâm đầu tư của T.Ư, của tỉnh và với những nỗ lực của ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN), từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh ta đã triển khai thực hiện được 107 đề tài, dự án KH&CN. Trong đó có 28 đề tài, dự án cấp T.Ư; 39 đề tài, dự án cấp tỉnh và 40 đề tài, dự án cấp huyện/thành phố. Các đề tài nghiên cứu khoa học trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, khi được ứng dụng vào thực tế trở thành động lực để kích thích sự phát triển KT – XH, góp phần thực hiện "2 đột phá"...

31/05/2019
Sở TT&TT Thanh Hóa trao đổi kinh nghiệm với Sở TT&TT tỉnh

BHG - Sáng 30.5, Đoàn công tác của Sở TT&TT Thanh Hóa đã có buổi khảo sát, trao đổi kinh nghiệm thực tế với Sở TT&TT Hà Giang về kinh nghiệm triển khai điểm cầu trực tuyến tới các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các đơn vị viễn thông của 2 tỉnh. Tại buổi làm việc, đại diện Sở TT&TT Hà Giang chào mừng  đoàn công tác của Sở TT&TT Thanh hóa lên thăm, làm việc tại Hà Giang. Đây là dịp để 2 bên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước...

30/05/2019
Xín Mần phối hợp với Viettel Hà Giang triển khai xây dựng Trung tâm điều hành thông minh

BHG - Thực hiện theo Chương trình ký kết hợp tác giữa huyện Xín Mần và Chi nhánh Viettel Hà Giang, chiều 28.5, BTV Huyện ủy Xín Mần đã có buổi làm việc với lãnh đạo Chi nhánh Viettel Hà Giang về việc xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (ĐHTM). Trung tâm ĐHTM là nơi làm việc tập trung theo cơ chế phối hợp của  việc giám sát, điều hành các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị hành chính như: Giao thông, an ninh công cộng, ứng cứu khẩn cấp, cứu nạn... 

29/05/2019
Khu Nông nghiệp công nghệ cao xã Quyết Tiến nghiên cứu, khảo nghiệm nhiều giống cây trồng mới

BHG - Trong điều kiện cơ sở vật chất, con người còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua Trung tâm Thông tin và chuyển giao công nghệ mới Hà Giang đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao; quản lý và phát huy Khu Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) xã Quyết Tiến (Quản Bạ) đạt những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

 

28/06/2019